Mẹo chữa và phòng ngừa trẻ nôn trớ sau khi bú cực đơn giản

Chăm sóc bé đúng cách có thể phòng ngừa và cải thiện nôn trớ do các yếu tố sinh lý rất hiệu quả, giúp bé nâng cao sức khỏe, giảm quấy khóc, ăn ngon miệng hơn để phát triển đầy đủ thể chất và tinh thần. Hướng dẫn mẹo chữa và phòng ngừa trẻ nôn trớ sau khi bú cực đơn giản.

Cho con bú đúng cách để trẻ không nôn trớ sau khi bú

Cho trẻ bú đúng cách không chỉ giúp bé và mẹ thoải mái hơn khi cho con bú mà còn là cách giúp giảm nôn trớ sau khi bú rất hiệu quả. Dưới đây là những cách cho con bú đúng mẹ cần biết:

  • Tư thế cho con bú đúng là mẹ dùng một tay đỡ bên dưới để ôm bé vào lòng, mặt đối diện với bầu vú; đầu, lưng và mông bé nằm trên một đường thẳng và tạo thành góc 30 độ so với mặt phẳng nằm ngang. Cho con bú bên trái trước vì lượng sữa trong dạ dày lúc này ít, trẻ có thể nằm nghiêng về bên phải. Sau khi bú bên trái khoảng 10 phút mẹ cho bé bú sang bên phải khoảng 20 phút để bé nằm nghiêng về bên trái. Khi đó dạ dày của bé không bị chèn ép, sữa có thể dễ dàng chảy xuống dạ dày, không gây trào ngược, nôn trớ.
  • Với trẻ bú bình, tư thế cho bé bú tương tự như lúc bú mẹ. Ngoài ra mẹ cũng cần giữ bình sữa ở tư thế nghiêng sao cho trong núm vú luôn có đầy sữa, hạn chế lượng không khí bé nuốt vào bụng giúp bé không bị đầy bụng gây chướng, nôn trớ.
  • Miệng bé phải ngậm kín núm vú/núm bình để không bị nuốt không khí vào bụng gây chướng bụng, nôn trớ trong và sau khi bú.
  • Không đùa nghịch với bé để tránh bé mải chơi đùa trong lúc bú và nuốt nhiều không khí vào bụng. Thậm chí trẻ có thể bị sắc sữa nếu vừa ăn vừa bú. Sặc sữa gây nôn trớ hoặc thậm chí có thể gây ngạt, ngừng thở, đe dọa tính mạng của bé.
  • Cho bé ăn thành nhiều bữa trong ngày với lượng sữa tùy thuộc nhu cầu, lứa tuổi và cân nặng của bé. Không ép bé ăn quá nhiều dễ gây nôn trớ.
  • Không đặt bé nằm xuống ngay sau khi bú mà cần bế bé khoảng 10 – 15p để sữa có thời gian di chuyển xuống dạ dày. Sau đó mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé để tống hết không khí dư thừa trong dạ dày ra, giúp trẻ ăn được nhiều hơn. Sau khi đã thực hiện đầy đủ 2 bước trên mẹ có thể đặt bé nằm và ru ngủ.

Mẹo chữa và phòng ngừa trẻ nôn trớ sau khi bú cực đơn giản

Cho con bú đúng cách để trẻ không nôn trớ trong và sau khi bú

Mẹo chữa và phòng ngừa trẻ nôn trớ sau khi bú khác

Bên cạnh cho con bú đúng cách, chúng ta còn có thể áp dụng một số mẹo chữa và phòng ngừa trẻ nôn trớ sau khi bú khác như:

  • Cho bé nằm ngủ gối đầu lên một chiếc gối bông mềm, đầu cao một góc 30 độ so với giường để giảm nguy cơ trào ngược gây nôn trớ. Đồng thời tư thế ngủ này cũng giúp bé ngủ ngon hơn.
  • Cho bé uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn cho trẻ nôn trớ để hệ sinh thái đường ruột của bé cân bằng, khỏe mạnh. Nhờ đó hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé, giảm nôn trớ nhanh hơn. Lưu ý chọn mua men vi sinh chính hãng, của các thương hiệu uy tín, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành để được đảm bảo về nguồn gốc và chất lượng.

Mẹo chữa và phòng ngừa trẻ nôn trớ sau khi bú cực đơn giản

Ưu tiện chọn mua men vi sinh chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành

Ngoài ra, để men vi sinh có thể phát huy hiệu quả tốt nhất mẹ cần sử dụng men lợi khuẩn đúng cách, thời gian uống men vi sinh tối thiểu là 12 ngày và có thể kéo dài tối đa 3 tháng.

  • Tránh xa khói thuốc lá nhằm tránh tác động động hại của khói thuốc với sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đồng thời, khói thuốc cũng khiến dạ dày của bé bị kích thích, tăng cường tiết axit dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược gây nôn trớ cho bé.

Đưa trẻ nôn trớ sau bú đi viện khi nào?

Mẹ cần đưa trẻ bị nôn trớ đi viện khi:

  • Nếu trẻ vẫn tiếp tục nôn trớ sau khi bú hoặc bị nôn trớ nhiều hơn sau khi đã áp dụng hết những các bên trên cha mẹ cần đưa con đi khám để xác định nguyên nhân gây nôn trớ và có phác đồ điều trị phù hợp.
  • Trẻ bị nôn trớ, thường xuyên quấy khóc, không tăng cân, tăng cân chậm hoặc sút cân cũng cần được khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
  • Trẻ bị nôn trớ quá nhiều gây mất nước, rối loạn điện giải, ngủ li bì hoặc trẻ bị nôn trớ đi kèm sốt cao, tiêu chảy, ngủ lịm đi, rơi vào trạng thái lơ mơ không tỉnh táo,… cần được đưa đến bệnh viện ngay để bác sĩ  can thiệp chuyên khoa kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Mẹo chữa và phòng ngừa trẻ nôn trớ sau khi bú cực đơn giản

Đưa trẻ đi khám ở bệnh viện khi bị nôn trớ nhiều, quấy khóc, tiêu chảy, không tăng cân,…

Trẻ nôn trớ sau khi bú là hiện tượng rất phổ biến nhưng cũng có thể khắc phục rất dễ dàng bằng một số mẹo đơn giản trong quá trình cho bú và chăm sóc. Nếu trẻ nôn trớ thường xuyên, tần suất mỗi lúc một nhiều đi kèm với giảm cân, quấy khóc và những triệu chứng bất thường khác mẹ cần đưa con đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp, kịp thời.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ