Mẹ xử lý thế nào khi trẻ nôn trớ sặc lên mũi?

Thực tế tình trạng trẻ nôn trớ bị sặc lên mũi không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Rất nhiều trường hợp trẻ đã bị ngạt thở gây tử vong khi mẹ không biết cách xử lý đúng và kịp thời. Vậy, mẹ xử lý thế nào khi trẻ nôn trớ sặc lên mũi? 

Nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ sặc lên mũi là gì?

Mẹ xử lý thế nào khi trẻ nôn trớ sặc lên mũi?

Nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ sặc lên mũi là gì?

Thực tế cho thấy, việc nuôi con bằng sữa mẹ vừa giúp đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện vừa gia tăng sự gắn kết giữa mẹ và bé. Tuy nhiên, việc nhiều sữa không phải lúc nào tốt cho mẹ và bé. Bởi vì khi tiết sữa quá nhiều nhưng trẻ không bú kịp sẽ khiến trẻ bị trớ xộc sữa lên mũi rất nguy hiểm

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ nôn trớ sặc lên mũi thường là do:

  • Sữa mẹ quá nhiều: gây ra bất tiện cho cả mẹ và bé. Điều này đồng nghĩa mẹ phải chuyển các tư thế cho bú khác nhau để trẻ dễ tiếp nhận nguồn sữa và hạn chế bị sặc sữa khi bú
  • Tốc độ của dòng sữa nhanh: Sữa mẹ quá nhiều sẽ khiến việc ngực tiết sữa nhanh và mạnh hơn. Do vậy, nếu sữa chảy quá mạnh nhưng trẻ nuốt không kịp sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị nôn trớ sặc lên mũi
  • Bú bình không đúng cách: Nếu mẹ cho trẻ bú bình thì tình trạng sặc sữa vẫn sẽ xảy ra nếu núm vú không phù hợp với miệng con, hoặc do tư thế bú sai cách;
  • Ngoài ra, việc mẹ cho trẻ bú quá no hoặc bú khi đang khóc cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ dễ sặc sữa hơn đấy.

Mẹ xử lý thế nào khi trẻ nôn trớ sặc lên mũi? 

Trẻ bị nôn trớ khi đang bú là điều bình thường. Trong hầu hết trường hợp các bà mẹ chỉ cần dừng cho bú và bế đứng trẻ, kết hợp vỗ lưng thì bé có thể cảm thấy dễ chịu hơn. Ngược lại nếu trẻ còn tỉnh táo nhưng vẫn còn ho và khó thở thì cha mẹ nên sơ cứu cho trẻ bằng các động tác sau đây:

Vỗ lưng

Mẹ xử lý thế nào khi trẻ nôn trớ sặc lên mũi?

Vỗ lưng để cải thiện trẻ nôn trớ lên mũi

  • Đặt bé nằm sấp với tư thế đầu thấp hơn mông.
  • Dùng một tay mẹ đỡ phần cổ và ngực trẻ, tay còn lại vỗ 5 lần với lực đạo vừa phải, vào vùng giữa 2 bả vai của trẻ.
  • Sau khi vỗ thì nhẹ nhàng lật ngửa trẻ.

Nếu thấy trẻ vẫn chưa lấy lại sắc da hồng hoặc chưa thở lại bình thường thì tiến hành ấn ngực.

Ấn ngực

Mẹ xử lý thế nào khi trẻ nôn trớ sặc lên mũi?

Ấn ngực để phục hồi trẻ sặc sữa lên mũi

  • Giữ trẻ ở tư thế nằm ngửa sau đó mẹ dùng 2 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) vào giữa ngực trẻ và ấn xuống phần xương ức 5 lần.
  • Động tác này sẽ giúp đẩy không khí ra khỏi phổi và làm thông sự tắc nghẽn.
  • Các mẹ nên lặp lại 2 hoạt động sơ cứu vỗ lưng và ấn ngực này vài lần cho đến khi trẻ cảm thấy dễ chịu và nhịp thở quay về mức bình thường thì thôi.

Ba mẹ lưu ý: Nếu da trẻ vẫn tím tái, trẻ ho sặc sụa hoặc bất tỉnh cần ngay lập tức gọi cấp cứu và đưa trẻ đến bệnh viện.

Ngoài ra, với trẻ tiêu hóa kém, các ba mẹ có thể kết hợp cho con dùng thêm men probiotic dành cho trẻ sơ sinh. Đây là phương pháp đơn giản hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng đề kháng tối ưu được nhiều ba mẹ tin chọn hiện nay cho bé.

Mẹ xử lý thế nào khi trẻ nôn trớ sặc lên mũi?

Kết hợp cho trẻ nhỏ uống men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa 

Việc bổ sung men vi sinh cho trẻ từ sớm sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột ổn định, trở lại trạng thái cân bằng giữa lượng lợi khuẩn và hại khuẩn. Một khi đường ruột khỏe mạnh sẽ thúc đẩy hệ tiêu hóa nhanh chóng hoàn thiện, giảm nôn trớ sữa lên mũi cho bé yêu của mẹ nhanh hơn. Đồng thời, đây còn là giải pháp đơn giản giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng hiệu quả cho bé nhà bạn.

Trên đây là cách xử lý khi trẻ nôn trớ sặc lên mũi hiệu quả mà các bố mẹ cần lưu ý. Chúc bố mẹ sẽ có những phương pháp chăm bé thật khỏe mạnh và mau lớn nhé!

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ