Mẹ phải làm gì để chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ là hiện tượng phổ biến, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phần lớn là các nguyên nhân sinh lý không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu thường xuyên bị nôn trớ cũng khiến sức khỏe và tốc độ phát triển của trẻ bị ảnh hưởng. Mẹ phải làm gì để chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh?

Tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ có thể gặp ở những trẻ từ khi mới chào đời cho đến khi được 12 – 14 tháng tuổi. Tình trạng nôn trớ phổ biến hơn ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi với những tỉ lệ khác nhau tùy thuộc vào khu vực địa lý, xã hội, dân tộc. Một số địa phương có tới 80% trẻ sơ sinh 0 – 1 tháng tuổi bị nôn trớ nhưng có địa phương tỉ lệ trẻ bị nôn trớ lại không quá 40%, cũng không kéo dài hơn 6 – 7 tháng và thường kết thúc sau khi trẻ được 12 tháng tuổi vì hệ tiêu hóa của trẻ lúc này đã được hoàn thiện dần. Trong đó sự hoàn thiện của cơ thắt giữa dạ dày và thực quản là nguyên nhân chủ yếu giúp trẻ từ 12 tháng tuổi trở đi không bị nôn trớ nữa.

Mẹ phải làm gì để chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh?

Nôn trớ có thể gặp ở những trẻ từ khi mới chào đời cho đến khi được 12 – 14 tháng tuổi

Theo kết quả khảo sát tình trạng nôn trớ ở trẻ dưới 12 tháng tuổi tại 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nam Định cho thấy:

  • 28.4% trẻ mới bị nôn trớ hôm qua
  • 39.4% trẻ dưới 6 tháng tuổi bị nôn trớ hàng ngày
  • 17.8% trẻ trên 6 tháng tuổi cũng bị nôn trớ hàng ngày

Nôn trớ không chỉ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi mà còn khiến cho bà mẹ hay người chăm sóc phải chịu áp lực tinh thần. Có nhiều cách chữa trớ sữa ở trẻ sơ sinh tại nhà nhưng không phải phương pháp nào cũng mang lại hiệu quả cao.

Mẹ phải làm gì để chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh?

Cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thành công hay không phụ thuộc vào tình trạng nôn trớ của bé, phương pháp thực hiện và sự kiên nhẫn của bà mẹ. Dưới đây là một số phương pháp chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh mang lại hiệu quả tốt:

Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ

Mẹ nên cho bé ăn làm nhiều bữa trong ngày để không bị quá no làm tăng nguy cơ nôn trớ. Nếu bé đang bú mẹ hoàn toàn thỉnh thoảng mẹ nên vắt bớt sữa đầu mang trữ để bé có thể bú được sữa cuối. Đây là cách làm giúp cân đối dinh dưỡng cho trẻ vì trong sữa đầu có nhiều protein còn sữa cuối lại giúp cung cấp lipid cho trẻ.

Mẹ phải làm gì để chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh?

Mẹ nên cho bé ăn làm nhiều bữa trong ngày để không bị quá no làm tăng nguy cơ nôn trớ

Bế bé cao đầu

Đây là biện pháp chống nôn trớ mọi bà mẹ đều áp dụng, tuy nhiên cách này cũng không thể ngăn ngừa nôn trớ hoàn toàn. Nguyên nhân vì trong quá trình bú (cả bú mẹ và bú bình) bé nuốt phải một lượng khí vào trong dạ dày khiến thể tích chất lỏng trong đó tăng lên và bị đẩy ngược ra ngoài. Để hạn chế tình trạng nôn trớ hiệu quả hơn, trước khi đặt bé nằm xuống mẹ cần vỗ ợ hơi để đẩy không khí ra ngoài. Sau đó bế bé cao đầu thêm khoảng 15 – 20 phút rồi mới đặt nằm.

Cho bé uống men vi sinh

Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp dùng thêm men vi sinh cho trẻ hay nôn trớ hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và nâng cao đề kháng cho bé hiệu quả. Việc bổ sung lợi khuẩn sớm cho bé giúp cân bằng hệ vi sinh, tăng cường tiêu hóa, thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. Đây là cách chăm sóc sức khỏe tiêu hóa cho bé hiệu quả, lâu dài lại có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.

Hiện nay, các chế phẩm men vi sinh dạng giọt được rất nhiều mẹ ưu tiên lựa chọn và tin dùng bởi sử dụng rất thuận tiện và dễ dàng cho bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ nên chọn loại men vi sinh chính hãng, được Bộ Y tế cho phép lưu hành để được đảm bảo về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm.

Mẹ phải làm gì để chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh?

Kết hợp cho bé uống men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa

Cho bé uống thuốc chống nôn trớ

Thuốc chống nôn trớ giúp cơ trơn dạ dày giảm co bóp, hạn chế nôn trớ. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc chỉ nên được thực hiện khi có sự hướng dẫn của bác sĩ và bé không nên uống thuốc chống nôn trớ nhiều hơn 3 lần/ngày.

Cho bé ăn đặc hơn

Phương pháp này chỉ có thể áp dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi đã ăn dặm. Bé dưới 6 tháng tuổi không nên áp dụng cách này vì phản xạ nhai nuốt của bé chưa thuần thục có thể gây nghẹn, sặc,… rất nguy hiểm.

Khi trẻ bị nôn trớ mẹ cần làm nghiêng đầu của trẻ sang 1 bên ngay lập tức sau đó làm sạch chất nôn trong miệng, mũi của trẻ. Để chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh tại thời điểm đó mẹ có thể thực hiện các thao tác vỗ lưng, ấn ngực, hút mũi miệng để làm thông thoáng đường thở. Nếu trẻ nôn nhiều, nôn liên tiếp, bị sụt cân,… mẹ cần đưa đi bệnh viện để được khám và điều trị bệnh lý nếu có.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ