Mẹ nên tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ bằng cách nào tốt nhất?

Hệ tiêu hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nhiều nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng, trẻ em có hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ là tiền đề giúp con phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Do đó, tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ được xem như phương pháp chăm con khỏe mạnh mà nhiều ba mẹ quan tâm. 

Hệ tiêu hóa của trẻ có gì khác so với người trưởng thành?

Trẻ em dưới 5 tuổi có hệ tiêu hóa còn khá yếu, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 3 tuổi do hệ vi sinh đường ruột chưa ổn định và hoàn thiện. Cha mẹ sẽ dễ thấy con có nhiều biểu hiện hay bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.Theo một số nghiên cứu, trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi rất dễ mắc các bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa hay nôn chớ.

Một số điểm khác biệt giữa hệ tiêu hóa của trẻ so với người trưởng thành:

+ Hệ cơ trong dạ dày của trẻ hoạt động khá yếu. Đặc biệt, nhóm cơ thắt tâm vị hoạt động không ổn định thường khiến trẻ dễ nôn chớ sau khi ăn.

+ Ruột non của trẻ em khá dài, niêm mạc ruột nhiều nếp nhăn khả năng hấp thu hiệu quả chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, sự kết nối các tế bào biểu mô ruột chưa chặt chẽ nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

+ Dịch ruột, dịch mật và dịch tụy còn yếu, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Do đó, trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa.

Mẹ nên tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ bằng cách nào tốt nhất?

Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 3 tuổi rất nhạy cảm

Làm sao để tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ?

1. Tăng cường tiêu hóa cho trẻ dưới 1 tuổi

Cho trẻ bú mẹ hoàn trong trong ít nhất 6 tháng đầu đời

Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Do đó, tốt nhất các mẹ nên đảm bảo duy trì cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và chỉ nên cai sữa khi bé được 1-2 tuổi. Sữa mẹ không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều axit amin tốt cho sức khỏe mà còn chứa nhiều kháng thể và các lợi khuẩn giúp phát triển hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ.

Mẹ nên tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ bằng cách nào tốt nhất

Cho trẻ bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời

Cho trẻ làm quen với thực phẩm bằng việc ăn dặm

Từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, cha mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và lựa chọn các thực phẩm phù hợp với độ tuổi của trẻ. Trẻ từ 6-8 tháng, mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn bột. Mẹ có thể bắt đầu chế biến nhiều hơn các món ngon cho bé từ các cho con ăn thêm các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ như thịt, rau quả,…. Tuy nhiên, mẹ nhớ xay nhuyễn và nấu các món phù hợp với độ tuổi của bé.

2. Cân bằng dinh dưỡng giúp tăng cường tiêu hóa cho trẻ từ 1 -3 tuổi và lớn hơn

Khi đạt 1 tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ đã có những chuyển biến tích cực khi ngày càng hoàn thiện hơn, hoạt động ổn định hơn so với giai đoạn trước. Vì vậy, với trẻ em trong độ tuổi từ 1-3 và lớn hơn, cha mẹ nên tập trung cho chế độ dinh dưỡng của con.

+Với trẻ từ 1-3 tuổi: Trẻ từ 1 tuổi trở lên có thể đa dạng các loại thức ăn giàu khoáng chất và vitamin, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường chức năng miễn dịch cho trẻ. Mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều trứng, đồ ngọt, điều này sẽ khiến trẻ dễ bị tiêu chảy bởi hàm lượng đường quá cao. 

Mẹ nên tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ bằng cách nào tốt nhất

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1-3 tuổi

+Với nhóm tuổi lớn hơn, từ 4-8 tuổi, trẻ khá yêu thích vận động, đồng thời hệ tiêu hóa cũng có sự hoàn thiện, do đó cha mẹ nên đa dạng khẩu phần ăn cho con. Ở giai đoạn này, có thể cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhiều năng lượng, giàu đạm hơn tuy nhiên cần duy trì ở mức độ vừa phải.

Mẹ nên tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ bằng cách nào tốt nhất

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 4-7 tuổi

+Từ 8-12 tuổi, cha mẹ có thể cho con làm quen với chế độ ăn của người trưởng thành. Đây là giai đoạn tiền dậy thì của trẻ, nếu được quan tâm chăm sóc khoa học, các con sẽ có sự phát triển đồng đều cả về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn không được kiểm soát, đặc biệt nếu dư thừa nhóm chất đường và chất béo sẽ làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ.

Mẹ nên tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ bằng cách nào tốt nhất

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 8-12 tuổi

Bên cạnh đó, cha mẹ nên bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Chất xơ mặc dù không có giá trị dinh dưỡng nhưng lại rất có lợi đối với hệ tiêu hóa. Chất xơ có vai trò cải thiện chức năng của ruột già, được ví như thuốc nhuận tràng tự nhiên hữu hiệu. Mẹ có thể bổ sung chất xơ cho bé bằng cách tăng hàm lượng rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên cám và các loại hạt,… vào thực đơn hàng ngày cho con.

3. Tăng cường tiêu hóa bằng cách bổ sung men vi sinh cho trẻ

Mẹ nên tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ bằng cách nào tốt nhất

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ

Ở trẻ, do hệ tiêu hóa của con còn non nớt và chưa ổn định nên bé rất dễ gặp phải các vấn đề tiêu hóa, đặc biệt là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bổ sung lợi khuẩn cho bé qua các chế phẩm men vi sinh là phương pháp đơn giản và nhanh nhất hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và nâng cao đề kháng tối ưu cho con. Việc tăng cường lợi khuẩn giúp nhanh chóng đưa hệ vi sinh đường ruột của con về trạng thái cân bằng. Nhờ đó, chúng giúp duy trì chức năng đường ruột ổn định cho con.

Đồng thời, các lợi khuẩn được bổ sung cũng giúp kìm hãm và ức chế các hại khuẩn, kích thích cơ thể sinh kháng thể. Từ đó, chúng cũng góp phần hỗ trợ tăng cường đề kháng, củng cố miễn dịch tối ưu cho trẻ.

Hy vọng với những thông tin hữu ích có trong bài đã giúp bố mẹ biết cách tăng cường sức khỏe tiêu hóa cho trẻ. Chúc bé yêu nhà bố mẹ luôn khỏe mạnh và có hệ tiêu hóa tốt!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ