Mẹ lưu ngay cách sơ cứu khi trẻ bị nôn trớ tại nhà

Mẹ lưu ngay cách sơ cứu khi trẻ bị nôn trớ đúng tại nhà để xử lý nhanh chóng, chính xác, đảm bảo an toàn mỗi khi trẻ bị nôn trớ. Giúp trẻ bị nôn trớ cảm thấy dễ chịu hơn, giảm sự căng thẳng sợp hãi cho bé, đồng thời còn có thể hạn chế tình trạng nôn trớ cho trẻ.

Khái quát về tình trạng nôn trớ ở trẻ

Nôn trớ là tình trạng thức ăn trong dạ dày, thực quản trào ngược lên khoang miệng và bị đẩy ra ngoài bởi áp lực từ bên trong. Trẻ dưới 12 tháng tuổi bị nôn trớ nhiều hơn so với trẻ ở độ tuổi cao hơn vì thể tích dạ dày còn nhỏ và hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn toàn.

Nguyên nhân khiến trẻ ở lứa tuổi này thường bị nôn trớ còn là do trẻ bị cho bú hoặc quá no, mặc quần áo chật, đặc biệt là chật bụng, trẻ bị thay đổi tư thế đội ngột ngay sau khi ăn xong. Tình trạng nôn trớ cũng thường xảy ra khi trẻ vừa ăn no, khi đang chơi đùa,…

Đại đa số trẻ bị nôn trớ sinh lý và hiện tượng này sẽ kết thúc sau khi trẻ bước sang tuổi thứ 2. Một trẻ sơ sinh khỏe mạnh bị coi là mắc chứng nôn trớ sinh lý khi:

  • Trẻ bị nôn trớ > 2 lần/ngày, kéo dài trong khoảng 3 tuần. Một số trẻ có thể bị nôn liên tục và phun thành dòng
  • Trẻ không có triệu chứng kèm theo như: Buồn nôn, lười ăn, khó nuốt, chậm lớn,…

Đại đa số trẻ bị nôn trớ sinh lý đều có sinh hoạt bình thường nhưng nếu trẻ nôn trớ quá nhiều sẽ khiến cha mẹ căng thẳng, lo lắng đến sức khỏe của bé. Và dĩ nhiên, quá trình chăm sóc trẻ cũng vất vả hơn khi phải thường xuyên làm vệ sinh cho bé, dọn dẹp bãi nôn,… khiến mẹ bị ảnh hưởng tới thời gian làm việc khác. Vì thế cha mẹ cần được trang bị kiến thức chăm sóc bé bị nôn trớ tại nhà nhanh chóng, hiệu quả, an toàn cho bé.

Đa số trẻ sơ sinh bị nôn trớ sinh lý, không có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe

Cách sơ cứu khi trẻ bị nôn trớ tại nhà

Khi thấy trẻ bị nôn trớ, thay vì lo lắng, căng thẳng cha mẹ hãy thực hiện những bước sơ cứu trẻ bị nôn trớ sau đây:

  • Bước 1: Ngay khi thấy trẻ bị nôn trớ cha mẹ nên để trẻ nghiêng đầu sang 1 bên để tránh bị sặc. Để trẻ nôn xong thì nhanh chóng dùng một chiếc gạc mềm thấm hết chất nôn trong miệng, họng và mũi của trẻ (vệ sinh miệng trước, mũi sau). Sau đó dùng một chiếc khăn sạch nhúng vào nước ấm và lau lại.
  • Bước 2: Khum bàn tay lại vỗ nhẹ lên lưng trẻ vừa có tác dụng trấn an vừa giúp trẻ nôn nốt phần chất nôn còn trong họng ra ngoài.
  • Bước 3: Dùng một chiếc khăn sạch nhúng vào nước ấm để lau cổ, lau người cho bé, thay quần áo bị dính chất nôn.
  • Bước 4: Sau khi trẻ nôn xong thì cho uống nước ấm hoặc Oresol để bù nước và chất điện giải. Cho trẻ uống từ từ thành từng ngụm nhỏ để trẻ không bị sặc. Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc chống nôn trớ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Bước 5: Theo dõi các dấu hiệu nôn trớ có xuất hiện tiếp hay không.

Ngay khi thấy trẻ bị nôn trớ cha mẹ nên để trẻ nghiêng đầu sang 1 bên để tránh bị sặc

Cách giúp trẻ hạn chế tình trạng nôn trớ hiệu quả

Để trẻ không tiếp tục bị nôn trớ mẹ không nên cho trẻ bú hoặc ăn quá no mà nên chi nhỏ bữa ăn. Sau khi trẻ ăn xong có thể khum bàn tay vỗ nhẹ lên lưng trẻ để bé ợ hơi, tống hết khí thừa ra ngoài cơ thể. Không nên đùa hay bế xốc ngay sau khi trẻ ăn no. Có thể đặt trẻ nằm xuống sau ăn khoảng 20 – 30 phút. Không cho trẻ bú nằm cũng là cách hạn chế tình trạng trẻ bị sặc, nôn trớ hiệu quả.

Thực hiện massage quanh rốn cho trẻ vừa giúp trẻ cảm thấy thư giãn hơn, lại kích thích tăng cường nhu động ruột, giúp trẻ bài tiết dễ dàng hơn, giảm chướng bụng đầy hơi. Nhờ đó ngăn ngừa tình trạng trẻ bị nôn trớ hiệu quả.

Cho trẻ uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột của trẻ được cân bằng. Lợi khuẩn còn giúp kích thích tiết enzyme tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng, bài tiết cho trẻ. Uống men vi sinh đều đặn trong 3 tháng là cách để duy trì sự ổn định của hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa nhanh chóng hoàn thiện và hoạt động hiệu quả.

Cho trẻ uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn

Sơ cứu cho trẻ bị nôn trớ kịp thời giúp trẻ không bị sặc, hạn chế khả năng bé tiếp tục bị nôn trớ. Nếu nôn trớ quá nhiều cũng làm ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng trẻ có thể hấp thụ và sức khỏe của trẻ. Vì thế mẹ cần nhanh chóng khắc phục và phòng ngừa tình trạng nôn trớ ở trẻ.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ