Mẹ đã biết khi nào trẻ ăn được cơm? Lưu ý khi tập cho bé ăn cơm mẹ cần ghi nhớ!

Gạo là thực phẩm phổ biến và cung cấp năng lượng cho cơ thể, rất dễ ăn, dễ tiêu hóa. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm bố mẹ đã dùng để nấu cháo cho con tập làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên nhiều mẹ cũng thắc mắc khi nào trẻ ăn được cơm? Hãy đọc bài sau để biết thời điểm có thể cho trẻ ăn cơm và lưu ý khi tập cho bé ăn cơm tốt hơn.

Trả lời vấn đề mẹ đã biết khi nào trẻ ăn được cơm?

Tập ăn cơm là một trong những bước tiến chứng tỏ trẻ đã lớn, tuy nhiên không vì vậy mà mẹ cho con ăn quá sớm hay quá muộn. Khi trẻ chưa có đủ răng để nhai nát thức ăn, việc cho con ăn cơm sẽ làm tổn thương hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Ngược lại nếu cho trẻ ăn cơm quá muộn sẽ làm cho con khó thích nghi với việc nhai, thậm chí biếng ăn, trẻ kém hấp thu dinh dưỡng.

Mẹ đã biết khi nào trẻ ăn được cơm? Lưu ý khi tập cho bé ăn cơm mẹ cần ghi nhớ!

Trẻ có thể tập ăn cơm sau 2 tuổi khi bé đã mọc đủ răng và biết cách nhai, cắn thức ăn

Vậy khi nào trẻ ăn được cơm? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sau 19 tháng tuổi, khi trẻ có ít nhất 16 răng sữa thì mẹ có thể cho con tập làm quen với cơm nát. Sau 24 tháng tuổi khi bé có khoảng 20 răng thì có thể cho con ăn cơm mềm bởi lúc này bé đã biết cắn, nhai nghiền nát thức ăn trước khi nuốt xuống dạ dày. Sau 30 tháng tuổi mẹ có thể cho con ăn cơm bình thường, kết hợp với các thức ăn dễ nhai nuốt hoặc băm nhỏ thức ăn cho trẻ.

Chọn đúng thời điểm tập cho trẻ ăn cơm sẽ giúp bé hứng thú với việc ăn uống hơn, bởi mỗi bữa ăn đều là một buổi học tập thú vị, giới thiệu thế giới ẩm thực kỳ thú cho con khám phá.

Lựa chọn loại gạo tốt cho trẻ tập ăn cơm

Một số loại gạo có nhiều dinh dưỡng hơn các loại khác. Mẹ có thể tìm hiểu và cân nhắc lợi ích của chế độ ăn uống với loại gạo nào tốt để chế biến cho trẻ:

  • Gạo lứt: Gạo nguyên hạt đã bỏ lớp vỏ ngoài nhưng vẫn còn cám và mầm chứa dinh dưỡng quan trọng. Gạo lứt có thành phần chất xơ và protein cao hơn so với gạo trắng.
  • Gạo hoang dã: Được coi như một loại ngũ cốc nguyên hạt có chất xơ và protein nhiều gấp ba lần so với gạo trắng.
  • Gạo trắng: Là loại gạo đã bỏ lớp cám và mầm. Khi nấu thành cơm, gạo trắng sẽ dung nạp vào cơ thể để chuyển hóa thành một loại đường đơn.

Mẹ đã biết khi nào trẻ ăn được cơm? Lưu ý khi tập cho bé ăn cơm mẹ cần ghi nhớ!

Nấu cơm bằng gạo trắng là lựa chọn phổ biến của nhiều mẹ tập cho con ăn cơm

Nếu bố mẹ đang lựa chọn loại gạo tốt cho trẻ thì bất kỳ loại gạo nào cũng có thể chế biến cho bé tập ăn dặm, miễn là được chế biến phù hợp cho trẻ và theo dõi cẩn thận trong giờ cho trẻ ăn để giảm nguy cơ bị nghẹn, hóc dị vật.

Lưu ý khi tập cho bé ăn cơm mẹ cần ghi nhớ

Khi tập cho trẻ ăn cơm, mẹ cần lưu ý một số điều sau để cho con ăn đúng cách:

  • Không chan canh vào cơm bởi điều này có thể làm cho trẻ lười nhai, ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ hàm. Cơm nhanh bị vữa, làm cho món ăn mất đi độ thơm ngon khiến bé chán ăn.
  • Mẹ nên thay đổi thực đơn đa dạng món ăn cho trẻ, linh hoạt chuyển đổi giữa cơm, bún, mì, cháo để con hứng thú với việc ăn uống hơn.
  • Trong bữa con tập ăn cơm, mẹ nên khuyến khích bé tự bốc, tự xúc để việc ăn uống của con có hiệu quả hơn.
  • Mỗi bữa ăn của trẻ nên đảm bảo đủ chất gồm tinh bột, chất đạm, rau xanh. Các thực phẩm nhóm chất đạm cần chế biến mềm, thai nhỏ. Rau xanh cần mềm, màu sắc đẹp để thu hút bé.
  • Lựa chọn và chế biến thức ăn phù hợp với khả năng nhai của trẻ. Mẹ nên hầm hoặc nấu đồ ăn mềm hơn so với việc nấu cho người lớn. Hạn chế xay hay nghiền thức ăn quá nát sẽ khiến trẻ không cảm nhận được hương vị thức ăn.

Trong quá trình cho con tập ăn cơm, mẹ nên tăng cường thêm men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để giúp bé tiêu hóa hiệu quả hơn, hỗ trợ trẻ ăn uống ngon miệng, đồng thời phòng tránh nhiều bệnh đường ruột của con như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.. Trẻ được bổ sung đầy đủ và đều đặn men vi sinh cũng có sức đề kháng tốt hơn.

Mẹ đã biết khi nào trẻ ăn được cơm? Lưu ý khi tập cho bé ăn cơm mẹ cần ghi nhớ!

Tăng cường men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé

Bài viết trên đã giúp mẹ tìm hiểu khi nào trẻ ăn được cơm và cần lưu ý gì khi tập cho con ăn cơm rồi. Hãy tập cho trẻ ăn cơm đúng thời điểm để bé hứng thú, làm quen với món ăn này dễ dàng, nhanh chóng hơn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ