Mẹ có biết nguyên nhân khiến bé 6 tháng ăn dặm kém là gì?
Bé được 6 tháng tuổi là cột mốc phát triển nổi bật trong hành trình phát triển của bé. Đây là lúc bé bắt đầu làm quen với chế độ ăn dặm với nguồn dinh dưỡng phong phú, đa dạng hơn. Tuy nhiên có khá nhiều ba mẹ “than thở” về việc bé lười ăn, không chịu ăn. Vậy mẹ có biết nguyên nhân khiến bé 6 tháng ăn dặm kém là gì? Câu trả lời sẽ có ở bài viết dưới đây!
Nguyên nhân khiến bé 6 tháng ăn dặm kém
Chế độ dinh dưỡng của bé 6 tháng tuổi vẫn chủ yếu là sữa mẹ và sữa công thức. Tuy nhiên lúc này, bé đã bắt đầu làm quen với nguồn thức ăn dặm từ bên ngoài. Đây được xem là bước chuyển giao quan trọng; tạo tiền đề cho sự phát triển của bé cả về thể chất lẫn trí não. Có không ít trẻ nhỏ xuất hiện tình trạng biếng ăn; lười ăn khi bước sang giai đoạn này. Vậy ba mẹ có biết nguyên nhân khiến bé 6 tháng ăn dặm kém là gì?
Bé đang mọc răng: 6 tháng tuổi là lúc bé bắt đầu mọc răng. Những chiếc răng mới nhú bao giờ cũng gây khó chịu; đau đớn cho bé. Đặc biệt, điều này còn gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ; khả năng bú của trẻ.
Bé đang bị ốm: Cơ thể không được khoẻ sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi; miệng đắng khô; không muốn ăn. Trong quá trình điều trị kháng sinh; tình trạng này lại càng tồi tệ hơn. Thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt cả các lợi khuẩn đường ruột. Từ đó khiến bé mất cân bằng vi sinh đường ruột và khó tiêu, đầy bụng, rối loạn tiêu hoá.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng bé 6 tháng tuổi ăn dặm kém
Bé chưa sẵn sàng ăn dặm:6 tháng tuổi là thời điểm lí tưởng để bé bắt đầu làm quen với chế độ ăn dặm. Thế nhưng ở mỗi trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau. Có thể nguyên nhân khiến bé 6 tháng ăn dặm kém là do bé vẫn chưa sẵn sàng với chế độ ăn uống mới này.
Mẹ cho bé ăn dặm sai cách: Nguyên nhân khiến bé 6 tháng ăn dặm kém còn xuất phát từ cách cho ăn của ba mẹ. Bé sẽ ăn dặm từ bột ngọt tới bột mặn. Tuy nhiên nhiều mẹ lại vội vàng cho bé ăn một mặn khi mới bắt đầu. Hay mẹ cố gắng “nhồi nhét” các thực phẩm giàu đạm cho bé như cua; cá; thịt; trứng… Chúng sẽ khiến hệ tiêu hoá của bé bị quá tải và gây táo bón.
Thực đơn nhàm chán, thiếu dinh dưỡng:Có thể lúc đầu, bé rất hào hứng và ngoan ngoãn với chế độ ăn dặm. Thế nhưng nếu mẹ chỉ cho bé ăn những món lặp đi lặp lại; không đổi mới; bé sẽ dần mất đi hứng thú khi ăn dặm. Đây là nguyên nhân khiến bé 6 tháng ăn dặm kém.
Bé 6 tháng ăn dặm kém kéo dài có hậu quả gì?
Bé 6 tháng ăn dặm kém nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khoẻ
Các chuyên gia cho biết; nếu tình trạng bé 6 tháng tuổi ăn dặm kém diễn ra kéo dài; bé sẽ phải đối mặt với những hậu quả dưới đây:
Suy giảm hệ miễn dịch; dễ bị ốm vặt. Đặc biệt là bé dễ mắc phải các bệnh lí về viêm đường hô hấp; rối loạn tiêu hoá.
Sự thiếu hụt dưỡng chất khiến bé bị rối loạn tăng trưởng kéo dài.
Bé chậm phát triển trí não; chiều cao và cân nặng.
Sự phát triển thần kinh và cảm xúc của bé bị ảnh hưởng xấu.
Ba mẹ nên làm gì để khắc phục tình trạng bé 6 tháng tuổi ăn dặm kém?
Để khắc phục tình trạng bé 6 tháng tuổi ăn dặm kém; ba mẹ hãy chú ý một số điểm dưới đây:
+ Mẹ chỉ cho bé ăn dặm khi bé thực sự sẵn sàng:Điều này sẽ đảm bảo bé ăn uống hiệu quả và suôn sẻ. Một số “dấu hiệu” bé đã sẵn sàng ăn dặm là: phản xạ đẩy lưỡi của bé biến mất; bé có thể ngồi cân bằng và cứng cáp; bé giơ tay với đồ ăn người lớn đưa cho; bé thường xuyên nhìn miệng người lớn khi nhai…
+ Cho bé ăn dặm đúng cách:Ba mẹ hãy lên kế hoạch cho bé ăn dặm đúng cách và khoa học. Bé ăn được ăn từ loãng tới đặc; từ ít tới nhiều; từ ngọt tới mặn. Tỉ lê cháo cho bé 6 tháng là 1 phần gạo và 10 phần nước. Mẹ nên cho bé ăn nhiều chất xơ; tránh ăn nhiều đạm gây áp lực cho hệ tiêu hoá.
+ Thường xuyên thay đổi thực đơn:Để hạn chế bé lười ăn; mẹ hãy thường xuyên thay đổi thực đơn cho bé. Điều này sẽ mang lại sự hứng khởi; thúc vị và bất ngờ cho bé khi tới giờ ăn.
Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc
+ Bổ sung men vi sinh cho bé:Để bé có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, ba mẹ hãy cho trẻ uống men vi sinh. Đây là chế phẩm cung cấp thêm hàm lượng lợi khuẩn dồi dào. Từ đó hỗ trợ bé có hệ vi sinh đường ruột khoẻ mạnh; cải thiện sự thèm ăn của bé. Một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh sẽ kích thích bé ăn uống đều đặn, ngon miệng hơn. Ngoài ra, mẹ bổ sung men vi sinh đúng cách còn giảm thiểu tối đa các vấn đề tiêu hóa của trẻ thường gặp.