Mách mẹ cách cho bé bú không bị nôn trớ

Trẻ thường xuyên bị nôn trớ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi xương vì không thể hấp thụ đủ dưỡng chất. Mách mẹ cách cho bé bú không bị nôn trớ, giúp trẻ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển đầy đủ, toàn diện cả thể chất và trí tuệ.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Mách mẹ cách cho bé bú không bị nôn trớ

Trẻ bú quá no, mẹ cho bé bú không đúng tư thế làm trẻ nuốt quá nhiều không khí gây nôn trớ

Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ phổ biến nhất gồm:

  • Cho bú và chăm sóc không đúng cách: Trẻ bú quá no, mẹ cho bé bú không đúng tư thế làm trẻ nuốt quá nhiều không khí gây chướng bụng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị nôn trớ. Trẻ vừa bú no đã đặt nằm hay mặc quần áo quá chật, quấn tã, băng rốn quá chặt cũng gây nôn trớ.
  • Trẻ bị bệnh nội khoa: Một số bệnh nội khoa như viêm đường hô hấp trên tiêu chảy, chận nhu động ruột,… cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ. Bên cạnh đó một số bệnh lý như co thắt môn vị, hội chứng sinh dục thượng thận, xuất huyết não do giảm tỷ lệ Prothrongbin, viêm màng não mủ,… cũng có thể khiến trẻ bị nôn trớ.
  • Trẻ bị bệnh ngoại khoa: Trẻ bị dị tật đường tiêu hóa như hẹp phì đại môn vị, thoát vị hoành, hẹp tá tràng bẩm sinh, teo thực quản,… sẽ bị nôn ngay từ những ngày mới chào đời. Trẻ bị xoắn hay tắc ruột không chỉ bị nôn trớ mà còn có thể bị chướng bụng, đi ngoài ra máu, bí trung và đại tiện, thậm chí còn có thể bị nhiễm trùng toàn thân.

Cách cho bé bú không bị nôn trớ

Nếu trẻ bị nôn trớ do bệnh lý mẹ cần đưa con đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Trường hợp trẻ sơ sinh bị nôn trớ do cách chăm sóc hoặc các yếu tố sinh lý có thể cải thiện bằng những cách cho bé bú không bị nôn trớ sau đây:

Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Mách mẹ cách cho bé bú không bị nôn trớ

Sữa mẹ có đầy đủ dưỡng chất cần thiết, ở dạng dễ hấp thụ, được tự động điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của trẻ

Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ có đầy đủ dưỡng chất cần thiết, ở dạng dễ hấp thụ, được tự động điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của trẻ trong từng giai đoạn. Mẹ nên cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến khi con được 24 tháng tuổi. Nếu mẹ bị mất sữa trẻ cần được bú sữa công thức phù hợp với từng độ tuổi, thể chất của bé giúp giảm nguy cơ bị nôn trớ hiệu quả.

Cho trẻ bú theo nhu cầu

Trẻ bú quá no cũng gây ra nôn trớ, mẹ chỉ nên cho con bú theo đúng nhu cầu, bú cả ban ngày và ban đêm. Mỗi ngày trẻ cần bú ít nhất khoảng 8 – 12 lần với lượng sữa vừa đủ để không bị thiếu dưỡng chất cũng như hạn chế tình trạng trẻ bị nôn trớ.

Cho trẻ bú đúng tư thế

Tư thế bú đúng giúp hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ trong và sau khi bú. Dưới đây là cách cho bé bú đúng tư thế:

  • Tư thế: Mẹ có thể cho bé bú nằm hoặc ngồi nhưng phải đảm bảo cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái, thư giãn.
  • Đầu và thân của trẻ phải nằm trên 1 đường thẳng, đầu cao hơn mặt phẳng ngang khoảng 30 độ.
  • Bụng trẻ và bụng mẹ áp sát nhau
  • Mặt bé hướng về vú mẹ, mũi đối diện núm vú
  • Phải đỡ cả đầu và mông của trẻ sơ sinh
  • Miệng trẻ ngậm đầu vú sao cho quầng vú phía trên miệng còn lại nhiều hơn so với quầng vú dưới miệng, miệng mở rộng, môi dưới hướng ra ngoài và cằm chạm vào bầu vú.

Kết hợp dùng thêm men vi sinh dạng giọt cho trẻ sơ sinh

Mách mẹ cách cho bé bú không bị nôn trớ

Uống men vi sinh bổ sung probiotic giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ

Uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, tăng cờng sức đề kháng, tạo tiền đề giúp bé khỏe mạnh và thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh diễn ra nhanh hơn. Nhờ đó chức năng của hệ tiêu hóa được thực hiện đầy đủ, khả năng hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng cũng diễn ra nhanh chóng hơn, tình trạng nôn trớ khi trẻ bú mẹ cũng được cải thiện, giảm dần và chấm dứt hẳn cùng với quá trình lớn lên của bé.

Trên đây là cách cho bé bú không bị nôn trớ mẹ nuôi con nhỏ nào cũng nên biết. Mặc dù nôn trớ sinh lý là hiện tượng tự nhiên, không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhưng nếu nôn trớ quá nhiều cũng khiến trẻ không được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, làm bé bị chậm lớn, suy dinh dưỡng. Cho bú đúng cách để hạn chế nôn trớ là cần thiết, mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé lại rất dễ thực hiện, mẹ bỉm tuyệt đối không thể bỏ qua.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ