Mách mẹ cách cải thiện tình trạng trẻ ăn dặm hay bị nôn

Trẻ nôn trớ khi ăn dặm là một trong những vấn đề không hiếm gặp khi các bé bước vào giai đoạn ăn dặm. Điều này khiến các mẹ vô cùng lo lắng và mệt mỏi. Dưới đây là cách cải thiện tình trạng trẻ ăn dặm hay bị nôn hiệu quả mà mẹ không nên bỏ lỡ!

Nguyên nhân trẻ ăn dặm hay bị nôn là gì mẹ biết chưa?

Cho con ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn gây nôn trớ

Mách mẹ cách cải thiện tình trạng trẻ ăn dặm hay bị nôn

Mẹ sai lầm khi cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng trẻ nôn trớ khi ăn dặm là mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm.

Theo các chuyên gia, thời gian phù hợp nhất để cho bé ăn dặm là 6 tháng tuổi (có nhiều trường hợp trẻ phải ăn dặm từ 4 tháng tuổi). Mẹ không nên cho bé ăn dặm trước thời gian này vì ruột bé còn non nớt, chưa hoàn thiện, dễ bị tổn thương do phải tiêu hóa thức ăn quá cứng. Bên cạnh đó phản xạ đẩy lưỡi cản trở việc đưa thức ăn vào họng cùng với cơ chế nuốt chưa hoàn thiện, khả năng nhai chưa tốt dẫn đến nôn ói khi ăn dặm.

Ngược lại, việc mẹ cho trẻ ăn dặm quá muộn sau 6 tháng tuổi có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của bé. Vì sữa mẹ và sữa công thức không còn đủ cho nhu cầu năng lượng rất lớn lúc này.

Thức ăn không phù hợp khiến trẻ bị nôn khi ăn dặm

Mách mẹ cách cải thiện tình trạng trẻ ăn dặm hay bị nôn

Thức ăn không phù hợp khiến trẻ bị nôn khi ăn dặm

Việc mẹ cho con ăn dặm không đúng cách hoặc thức ăn không phù hợp cũng có thể khiến trẻ bị nôn trớ và chậm tăng trưởng.

Trong thời gian này mẹ nên kiên trì với bé, thay đổi thực đơn đa dạng… Bên cạnh đó cũng không nên ép bé ăn, thời gian ăn nên trong khoảng 30 phút/bữa, đồng thời nên tăng thêm bữa cho bé khi không đủ khẩu phần.

Mẹ cũng cần lưu ý không nên cho trẻ ăn thức ăn quá lạ, chế biến cầu kỳ hoặc cho nhiều gia vị. Cha mẹ nên cho bé ăn bột hoặc cháo cùng các loại rau củ có vị ngọt và tôm – thịt – cá kèm một ít dầu ăn dành riêng cho trẻ….

Mách mẹ cách cải thiện tình trạng trẻ ăn dặm hay bị nôn

Mách mẹ cách cải thiện tình trạng trẻ ăn dặm hay bị nôn

Mách mẹ cách cải thiện tình trạng trẻ ăn dặm hay bị nôn

Dưới đây là một số biện pháp khắc phục trẻ nôn trớ khi ăn dặm mà mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé của mình:

  • Mẹ nên nghiên cứu lời khuyên của bác sĩ cũng như chuyên gia trong việc ăn dặm. Trong quá trình ăn dặm của bé, nên theo dõi cơ thể bé có thích ứng không. Trong khoảng thời gian đầu ăn dặm, mẹ nên chia nhỏ lượng thức ăn ra thành nhiều bữa. Việc này tránh tình trạng trẻ nôn trớ hết ra và cũng giúp quen dần với việc ăn dặm hơn.
  • Vẫn phải đảm bảo cho bé bú sữa mẹ, nhằm cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho bé. Đối với bé bú sữa bột, mẹ hãy chọn loại sữa có thành phần an toàn để phòng tránh việc dị ứng của bé với các thành phần có trong sữa.
  • Cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc nếu có thức ăn mới trong thực đơn.
  • Tập cho trẻ ăn nhiều trái cây nhằm bổ sung vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Mẹ có thể tập cho bé ăn bằng cách xay nhuyễn trái cây trộn chung với sữa chua.
  • Sau khi ăn xong, mẹ có thể giúp con ợ hơi để tránh nôn. Mẹ nên bế đứng bé lên sau khi ăn và vỗ nhẹ vào phần lưng để bé ợ hơi.
  • Không cho bé nằm ngay sau khi ăn. Điều này có thể khiến bé không tiêu hóa kịp dẫn đến việc nôn trớ và còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Nếu cần thiết thì mẹ có thể sử dụng thuốc chống nôn thích hợp theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý cho bé uống bất kỳ một loại thuốc nào.

Mách mẹ cách cải thiện tình trạng trẻ ăn dặm hay bị nôn

Men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh

  • Ngoài ra, việc bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa, giảm tần suất nôn trớ cho trẻ hiện nay đang là xu hướng được nhiều bố mẹ tin chọn. Theo đó, việc cho trẻ uống men vi sinh cho trẻ hay nôn trớ trong những năm tháng đầu đời không chỉ giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa mà còn hỗ trợ tăng cường đề kháng, bảo vệ bé khỏe mạnh. Đặc biệt, để men vi sinh phát huy hiệu quả tốt nhất mẹ cần cho bé sử dụng liên tục trong 3 tháng nhằm duy trì và ổn định tỉ lệ cân bằng của lợi khuẩn và hại khuẩn.

Ngoài ra, mẹ cần lưu ý chọn loại men vi sinh nhập khẩu chính hãng, được Bộ Y tế cho phép lưu hành để đảm bảo chất lượng.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ