Mách mẹ 8 cách ngăn ngừa trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng hiệu quả

Trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Chủ động phòng ngừa tiêu chảy nhiễm trùng là cách bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ quá trình phát triển của bé tốt nhất. Mách mẹ 8 cách ngăn ngừa trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng hiệu quả.

Phân loại tiêu chảy nhiễm trùng

Theo WHO, tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân không thành khuôn từ 3 lần trở lên trong 24 giờ. Tiêu chảy nhiễm trùng là bệnh do các tác nhân không xâm lấn như virus hoặc vi trùng không xâm lấn, hoặc do các tác nhân xâm lấn như vi trùng xâm lấn hoặc lị amip gây nên.

Mách mẹ 8 cách ngăn ngừa trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng hiệu quả

Tiêu chảy cấp diễn ra trong tối đa 2 tuần, do vi sinh vật gây ra

Tiêu chảy được phân làm 3 loại:

  • Tiêu chảy cấp: Diễn ra trong khoảng 2 tuần, thường do các vi sinh vật (chủ yếu là vi trùng và virus) xâm nhập vào cơ thể gây ra.
  • Tiêu chảy kéo dài: Tiêu chảy trong thời gian hơn 2 tuần, thường do ký sinh trùng hoặc vi trùng khó điều trị gây ra.
  • Tiêu chảy mạn tính: Bị tiêu chảy nhiều hơn 4 tuần mỗi đợt, 1 năm có thể bị nhiều đợt.

Triệu chứng tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ

Triệu chứng trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng bao gồm:

  • Nôn và buồn nôn
  • Đau bụng
  • Đi ngoài phân lỏng nhiều lần
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Có thể kèm sốt hoặc không bị sốt
  • Phân lỏng, màu vàng, có nhiều nước, không có lẫn máu và dịch nhầy (do vi trùng/virus không xâm lấn gây ra)
  • Phân có lẫn máu và dịch nhầy (do vi khuẩn xâm lấn gây ra)

Mách mẹ 8 cách ngăn ngừa trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng hiệu quả

Trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng thường bị mất nước do đi ngoài phân lỏng và nôn nhiều

Các triệu chứng mất nước thường gặp khi trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng:

  • Mới mất nước: Không có triệu chứng cụ thể, rõ rệt
  • Mất nước chưa nghiêm trọng: Trẻ thường xuyên khát nước, muốn uống nước, mắt trũng, da kém đàn hổi, tâm trạng dễ kích động, thường xuyên cảm thấy bứt rứt.
  • Mất nước nghiêm trọng: Các triệu chứng mất nước nghiêm trọng hơn, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, ý thức suy giảm, da xanh xao, chân tay ẩm – lạnh, mạch đập nhanh nhưng nhẹ, huyết áp thấp, thậm chí có thể không đo được huyết áp.

8 cách ngăn ngừa trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng

Chủ động phòng ngừa tiêu chảy cho bé giúp tăng cường sức khỏe, phòng tránh biến chứng tiêu chảy hiệu quả hơn. Nhờ đó có thể tăng cường khả năng tiêu hóa và miễn dịch cho bé, tránh được vòng xoáy bệnh lý tiêu chảy → biếng ăn → suy dinh dưỡng → suy giảm khả năng miễn dịch → tiêu chảy.

Dưới đây là 8 cách ngăn ngừa trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng đơn giản tại nhà mà ba mẹ có thể tham khảo:

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn từ 0 – 6 tháng tuổi để cung cấp lợi khuẩn, kháng thể và đầy đủ chất dinh dưỡng ở dạng dễ hấp thụ, giúp hệ miễn dịch và tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
  • Thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi, dùng nước sạch hàng ngày và dùng nước đun sôi để nguội tắm cho bé thì tốt nhất. Với trẻ đã hiểu thì mẹ  có thể nhắc con không mở miệng để không nuốt phải nước tắm có chứa hại khuẩn gây bệnh.
  • Thức ăn sau khi nấu chín nên ăn ngay trong 2 giờ. Trường hợp phải cho bé ăn thức ăn làm sẵn, trước khi cho ăn cần nấu sôi lại. Trái cây chín đã bóc vỏ cũng cần được ăn ngay, trước khi cho con ăn mẹ cần rửa sạch tay bằng xà phòng.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là thời điểm trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, sau khi thay tã – vệ sinh cho trẻ và sau khi đi vệ sinh.
  • Không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh và các loại thuốc điều trị tiêu chảy khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn do hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng. Thuốc điều trị tiêu chảy uống không đúng loại, đúng liều lượng, đúng cách sẽ gây ra phản ứng phụ khiến trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
  • Cho trẻ tiêu hóa kém uống men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé. Với trẻ lớn hơn có thể cho ăn sữa chua và thực phẩm chứa lợi khuẩn khác để hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng cân bằng, cải thiện các triệu chứng tiêu chảy.

Mách mẹ 8 cách ngăn ngừa trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng hiệu quả

Cho trẻ uống men lợi khuẩn hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé

  • Không cho bé tiếp xúc với những người đang bị tiêu chảy nhiễm trùng để tránh bị truyền nhiễm.
  • Cho bé bổ sung vitamin A theo lịch của cơ sở y tế địa phương và đày đủ các mũi tiêm chủng mở rộng khác để tăng khả năng miễn dịch cho trẻ. Đồng thời cũng nên cho trẻ tiêm phòng thêm các vaccine không có trong chương trình, đặc biệt là vaccine Rota ngăn ngừa bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra.

Chủ động ngăn ngừa trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng giúp bé hạn chế mắc bệnh tiêu chảy, tăng sức đề kháng và khả năng hấp thụ dinh dưỡng, nâng cao thể lực và quá trình phát triển. Ngoài ra, mẹ cho bé uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn không chỉ giảm tiêu chảy nhanh hơn mà còn thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm bệnh hiệu quả.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ