Lý do khiến trẻ tiêu hóa chậm? Dấu hiệu nhận biết và cách cải thiện
Tình trạng tiêu hóa chậm, đầy hơi có thể gặp phải với đối tượng trẻ sơ sinh và rẻ nhỏ, do thói quen chăm sóc trẻ không khoa học hay do trẻ bị các bệnh lý hệ tiêu hóa gây ra. Lý do trẻ tiêu hóa chậm là gì? Bố mẹ hãy theo dõi các dấu hiệu trẻ tiêu hóa kém và tìm ra cách cải thiện sức khỏe sớm cho con.
Lý do khiến trẻ tiêu hóa chậm là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu hóa chậm, khó tiêu, đầy bụng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ chậm tiêu hóa mẹ có thể tham khảo:
Thói quen ăn uống thiếu khoa học:Trẻ ăn uống thiếu khoa học là lý do phổ biến khiến cho con chậm tiêu hóa. Nếu mẹ cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, dầu mỡ, cho trẻ ăn quá no, ăn quá nhanh… sẽ khiến hệ tiêu hóa của con bị quá tải, gặp nhiều áp lực dẫn tới tình trạng chậm tiêu, chướng bụng.
Bố mẹ ép con ăn quá nhiều, ăn quá no một lúc dễ gây ra tiêu hóa kém
Trào ngược dạ dày thực quản: Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản gây chậm tiêu, đầy bụng, khi acid và dịch vị trong dạ dày bị đi ngược lên thực quản gây ợ nóng, nôn và ăn uống chậm tiêu.
Béo phì: Dấu hiệu trẻ tiêu hóa chậm cũng hay xảy ra với trẻ em béo phì, bởi béo phì khiến vùng bụng của con bị áp lực và tăng nguy cơ acid trào ngược lên thực quản.
Trẻ bị căng thẳng: Yếu tố tâm lý ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ, nhất là sức khỏe hệ tiêu hóa. Nếu trẻ thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng trong học tập hay cuộc sống thì có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh đường tiêu hóa, làm cho việc tiêu hóa thức ăn của cơ thể ảnh hưởng, khiến cho trẻ bị bệnh đường tiêu hóa.
Bệnh dạ dày: Một số trẻ mắc bệnh dạ dày như viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày.. cũng gây đầy bụng, chậm tiêu.
Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên thì trẻ bị thiếu ngủ, hay ăn đêm, cơ thể phản ứng với đường lactose trong sữa, hay ăn hải sản.. cũng có thể bị chậm tiêu.
Một số dấu hiệu trẻ chậm tiêu, tiêu hóa kém
Một số dấu hiệu dễ nhận biết cho thấy trẻ bị chậm tiêu, kém tiêu hóa có thể nhận biết như sau:
Cảm giác khó chịu ở vùng bụng trên.
Bị đau bụng, căng tức, nặng bụng.
Đầy hơi chướng bụng.
Ợ nóng hay ợ chua.
Hay buồn nôn và nôn.
Sau khi ăn xong lâu mà vẫn thấy no, không muốn ăn.
Trẻ đau bụng, chướng bụng khi bị chậm tiêu hóa
Mẹ phải làm sao để cải thiện tình trạng tiêu hóa của con?
Nếu tình trạng của trẻ không quá nghiêm trọng, không kèm theo các dấu hiệu bất thường thì mẹ có thể thực hiện chăm sóc trẻ chậm tiêu đúng cách tại nhà với các biện pháp sau:
Để trẻ được nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh trêu chọc cười đùa với bé có thể gây nôn trớ.
Cho trẻ uống đủ nước, lưu ý không đợi tới khi con khát mới cho uống. Uống đủ nước hỗ trợ tăng cường tiêu hóa hiệu quả hơn.
Cho trẻ uống nước nhiều hơn để thúc đẩy trao đổi chất, tăng cường tiêu hóa
Chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ, không nên cho con ăn quá nhiều một lúc mà nên chia mỗi bữa một lượng nhất định để bé tiêu hóa tốt hơn.
Nhắc trẻ ăn chậm, nhai kỹ để kích thích tiết nước bọt hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế đầy bụng, chậm tiêu.
Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh cho con ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn nhiều gia vị hay thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, nước ngọt có ga..
Trò chuyện với trẻ thường xuyên để hạn chế tình trạng bị căng thẳng quá mức.
Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi để bé thoải mái, quên đi cảm giác bị khó chịu ở bụng.
Khuyến khích trẻ tập luyện, vận động thường xuyên nhằm thúc đẩy tiêu hóa, giúp bé nhuận tràng.
Với các bé chậm tiêu do tiêu hóa kém, bé biếng ăn, các mẹ có thể kết hợp dùng thêm men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé. Cho trẻ uống men vi sinh đều đặn cũng là biện pháp được nhiều bố mẹ tin chọn hiện nay. Dùng thêm men vi sinh nhằm tăng cường lợi khuẩn đường ruột, duy trì sự cân bằng hệ vi sinh để đường ruột của bé khỏe mạnh hơn, nhờ đó ngăn ngừa và hỗ trợ cải thiện các dấu hiệu tiêu hóa kém ở bé như đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng.. cũng như ngăn ngừa các bệnh lý khác của hệ tiêu hóa trẻ hay gặp phải.
Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé
Trẻ tiêu hóa chậm nếu không giải quyết kịp thời mà để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa, tác động tới sức khỏe và sự phát triển lâu dài của con. Bố mẹ hãy quan sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của bé, áp dụng các biện pháp giải quyết sớm giúp trẻ mau khỏi.