Lưu ý khi điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ

Các chuyên gia cho biết,  trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn nếu không được xử lý nhanh chóng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sau này của con. Dưới đây là những lưu ý khi điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ bố mẹ cần biết.

Bổ sung nước nhiều hơn bình thường cho bé

Lưu ý khi điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ

Bổ sung nước nhiều hơn bình thường cho bé

Đây là lưu ý đầu tiên khi điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ. Theo đó, bố mẹ cần: 

  • Đối với bé sơ sinh đang bú mẹ thì nên cho bé bú lâu hơn và nhiều hơn.
  • Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn thì cho thêm ORS (oresol) sau mỗi lần bú.
  • Nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn, cho trẻ uống 1 hoặc nhiều loại dung dịch như: ORS, thức ăn lỏng như: súp, nước cơm, nước cháo,..

Nếu trẻ chưa có dấu hiệu mất nước, trẻ dưới 2 tuổi mẹ nên cho trẻ uống 50-100ml, trẻ trên 2 tuổi uống 100-200ml sau mỗi lần tiêu chảy và giữa các lần tiêu chảy nhiễm khuẩn.

Dự phòng dinh dưỡng cho bé

Lưu ý khi điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ

Dự phòng dinh dưỡng cho bé

Chế độ ăn đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy nhiễm khuẩn

  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, tăng cữ bú, không bắt mẹ kiêng khem
  • Nếu mẹ không có sữa: dùng các loại sữa công thức không có đường lactose, hoặc các loại sữa đã lên men như sữa chua hoặc dùng sữa đậu tương (đậu nành). Sữa chua phải được làm từ sữa dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Mẹ nên xây dựng chế độ ăn cho mình với 4 nhóm dinh dưỡng gồm: tinh bột – đạm – chất béo- chất xơ.

Chế độ ăn đối với trẻ 1 tuổi trở lên bị tiêu chảy nhiễm khuẩn

  • Bú mẹ hoặc uống sữa động vật, sữa bột công thức như trên
  • Chế biến thức ăn cho con dưới dạng cháo, súp từ gạo, khoai, rau, thịt, đậu đỗ…
  • Đảm bảo 50% năng lượng từ các thức ăn, còn lại 50% từ sữa hoặc sản phẩm sữa, hãy đảm bảo năng lượng 110Kcal/kg/24h.

Uống bổ sung kẽm để giảm thời gian và mức độ của tiêu chảy

Lưu ý khi điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ

Uống bổ sung kẽm để giảm thời gian và mức độ của tiêu chảy

Mẹ nên cho trẻ uống kẽm càng sớm càng tốt ngay khi bắt đầu tiêu chảy. Kẽm giúp rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy nhiễm khuẩn. Đồng thời, kẽm rất quan trọng đối với hệ miễn dịch của trẻ và giúp ngăn chặn những đợt tiêu chảy mới trong vòng 2-3 tháng sau khi điều trị. Ngoài ra, kẽm giúp cải thiện sự ngon miệng và tăng trưởng cho bé.

  • Trẻ < 6 tháng tuổi: 10mg/ngày trong vòng 10-14 ngày
  • Trẻ > 6 tháng tuổi: 20mg/ngày trong vòng 10-14 ngày

Sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em

Lưu ý khi điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ

Sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em

Theo các bác sĩ, chỉ định kháng sinh cho trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn trong những trường hợp sau:

  •  Tiêu chảy phân lẫn máu.
  •  Tiêu chảy phân lỏng ra nhiều nước, nghi ngờ tả.
  •  Tiêu chảy do Giardia.
  • Trẻ mắc tiêu chảy kèm theo các nhiễm trùng khác như: viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu…

Tuy nhiên, các mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh nếu không được sự cho phép của bác sĩ tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển về sau của con.

Biện pháp dự phòng tái phát

Lưu ý khi điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ

Biện pháp dự phòng tái phát

Ngoài những lưu khi điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ kể trên, bố mẹ cần xây dựng biện pháp dự phòng tái phát tiêu chảy ở trẻ như sau:

  • Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
  • Tiêm phòng chống tiêu chảy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
  • Phòng đặc hiệu tiêu chảy bằng vaccin: Rotavirus, tả, thương hàn.
  • Cải thiện chế độ ăn uống hằng ngày và tập quán ăn uống của trẻ
  • Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh và ăn uống của bé hằng ngày
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến hoặc bảo quản thức ăn.
  • Xử lý phân của trẻ an toàn, vệ sinh tay sạch sẽ sau thay bỉm, tã cho trẻ.

Kết hợp bổ sung men vi sinh để chăm sóc sức khỏe đường ruột cho bé

Lưu ý khi điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ

Kết hợp bổ sung men vi sinh để chăm sóc sức khỏe đường ruột cho bé

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho trẻ bằng chế phẩm men vi sinh. Đây là phương pháp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho bé được nhiều ba mẹ yêu thích và tin chọn hiện nay.

Việc tăng cường lợi khuẩn probiotic sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột được trở về trạng thái cân bằng, ngăn ngừa sự xâm nhập của hại khuẩn cũng như làm giảm độc lực của độc tố do hại khuẩn gây ra. Nhờ đó duy trì hiệu quả hoạt động của đường ruột, cải thiện tiêu chảy nhiễm khuẩn đường ruột nhanh chóng cho bé. Đồng thời, phương pháp này còn giúp tăng cường miễn dịch, giúp bé có sức đề kháng tốt chống chọi lại tác nhân gây hại.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ