Lưu ý khi bổ sung thực phẩm có chứa probiotic cho trẻ ăn dặm

Thực phẩm có thể cung cấp hàm lượng và chủng loại probiotic tương đối đa dạng. Mặc dù vậy không phải thực phẩm có chứa probiotic nào trẻ cũng có thể sử dụng được. Cho trẻ ăn thực phẩm giàu probiotic đúng loại và đúng cách giúp tối ưu hiệu quả. Một số lưu ý khi bổ sung thực phẩm có chứa probiotic cho trẻ ăn dặm.

Probiotic – Người bạn tốt của bé

Trong hệ tiêu hóa có tới hàng triệu vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu khuẩn Staphylococci, vi khuẩn E.coli,… Để khống chế hoạt động và quá trình phát triển của chúng, bảo vệ sức khỏe của trẻ dường ruột cần một lượng lớn các probiotic, khoảng 85% vi khuẩn có trong đường ruột. Hệ vi sinh đường ruột ở trạng thái cân bằng tự nhiên khi có tỉ lệ 85% lợi khuẩn (probiotic), 15% hại khuẩn. Khi đó các probiotic mang lại các lợi ích như:

  • Cân bằng hệ vi sinh đường ruột
  • Ngăn ngừa và điều trị tiêu chảy
  • Nâng cao sức khỏe của hệ thần kinh
  • Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh chàm sữa và một số bệnh dị ứng
  • Giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa
  • nâng cao khả năng miễn dịch
  • Kiểm soát cân nặng

Mẹ nên bổ sung probiotic cho trẻ bằng các chế phẩm men vi sinh kết hợp với thực phẩm có chứa probiotic để bổ sung đầy đủ về số lượng, đa dạng về chủng loại giúp trẻ nâng cao sức khỏe tiêu hóa, miễn dịch và thần kinh tốt nhất.

Mẹ nên bổ sung probiotic cho trẻ 

Lưu ý khi bổ sung thực phẩm có chứa probiotic cho trẻ ăn dặm

Khi sử dụng thực phẩm có chứa probiotic cho trẻ ăn dặm các mẹ cần lưu ý những điều sau

Chủng probiotic có trong thực phẩm là loại nào

Mỗi chủng probiotic có tác dụng chung và tác dụng riêng nên cũng có những tác động tích cực khác nhau tới cơ quan tiêu hóa của trẻ. Mẹ cần thận trọng với những thực phẩm không rõ chủng loại probiotic, tìm hiểu rõ ràng trước khi sử dụng.

Lactobacillus Rhamnosus (LGG) đáp ứng các yêu cầu của một chủng lợi khuẩn lý tưởng

Thực phẩm có tác dụng phụ hay không

Một số probiotic có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi trong những ngày đầu cư trú trong đường ruột. Những triệu chứng này sẽ nhanh chóng mất đi chỉ sau 2 – 3 ngày, mẹ không nên cảm thấy quá lo lắng. Nếu sau 2 – 3 ngày tình trạng chướng bụng, đầy hơi không mất đi mẹ nên dừng lại, không cho trẻ sử dụng loại thực phẩm đó nữa.

Probiotic có trong các loại thực phẩm lên men

Sữa chua là thực phẩm có chứa probiotic hàm lượng cao nhất, chất lượng tốt nhất. Mẹ nên tìm hiểu sữa chua nào có chứa probiotic, chủng loại và liều lượng lợi khuẩn có trong từng loại.

Probiotic tự nhiên cũng có trong dưa chua, kim chi, trà thủy sâm, Kefir, Miso, tempeh,… tùy từng độ tuổi và sơ thích của trẻ mẹ có thể cho bé ăn loại thực phẩm có chứa probiotic phù hợp. Chỉ những bé từ 6 tháng tuổi trở lên mới được sử dụng các loại thực phẩm chứa probiotic kể trên. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi mẹ chỉ nên cho con bú mẹ và bổ sung probiotic bằng các chế phẩm men vi sinh.

Sữa chua là thực phẩm có chứa probiotic hàm lượng cao nhất, chất lượng tốt nhất

Những trường hợp không nên dùng thực phẩm bổ sung probiotic

Những trẻ đang trong thời gian điều trị bệnh ung thư, cấy ghép nội tạng, van tim có biểu hiện bất thường mẹ không nên cho sử dụng thực phẩm bổ sung probiotic. Những trẻ này khi sử dụng bất kỳ một loại thực phẩm nào đều nên có sự tư vấn của bác sĩ.

Hạn sử dụng của thực phẩm

Probiotic chỉ phát huy công dụng khi còn hạn sử dụng. Cho trẻ sử dụng bất kỳ một loại thực phẩm bổ sung probiotic nào mẹ đều cần chú ý đến hạn sử dụng của sản phẩm. Diều kiện bảo quản cũng ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng probiotic, mẹ cũng cần lưu ý điều này để bảo quản thực phẩm đúng cách, bảo toàn số lượng lợi khuẩn có trong thực phẩm.

Chú ý hạn sử dụng của thực phẩm chứa probiotic trước khi cho trẻ sử dụng

Trên đây là những lưu ý khi mẹ cho bé sử dụng thực phẩm có chứa probiotic. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, chưa ăn dặm mẹ chỉ nên bổ sung probiotic cho trẻ bằng sữa mẹ và men lợi khuẩn để bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ tốt nhất.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ