Lười ăn sinh lý ở trẻ nhỏ và những điều mẹ cần biết!
Thông thường, trẻ bị biếng ăn là do đang mắc một bệnh lý nào đó như cảm, sốt, rối loạn tiêu hóa.. Tuy nhiên có một loại biếng ăn chỉ xảy ra khi con bước vào các giai đoạn chuyển giao về thể chất hoặc tâm lý, gọi là biếng ăn sinh lý. Vậy lười ăn sinh lý ở trẻ nhỏ là gì và cách khắc phục như thế nào?
Thế nào là biếng ăn sinh lý và dấu hiệu nhận biết?
Trẻ bị biếng ăn thường có 3 dạng là biếng ăn tâm lý (trẻ sợ hãi mỗi khi ăn do con bị la mắng, ép ăn nhiều…), biếng ăn bệnh lý (xảy ra khi cơ thể bé bị mệt mỏi, gây ra tình trạng chán ăn hay gặp vấn đề tiêu hóa của trẻ…), biếng ăn sinh lý (xuất hiện khi trẻ bước vào giai đoạn biến đổi thể chất theo chu kỳ tự nhiên, như khi bé mọc răng, tập lẫy…).
Lười ăn sinh lý ở trẻ nhỏ thường diễn ra nhanh chóng chỉ trong 1-2 tuần, sau thời gian này cơ thể bé sẽ thích nghi với các giai đoạn chuyển đổi và ăn uống lại bình thường.
Biếng ăn sinh lý là biểu hiện bình thường xảy ra ở trẻ nhỏ, mẹ không cần quá lo lắng
Các dấu hiệu của chứng biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ bao gồm:
Trẻ bú mẹ tự nhiên bú ít hơn bình thường, ít hay không bú ban đêm, thời gian bú ngắn hơn, thậm chí trẻ không đòi bú, từ chối bú mẹ.
Với trẻ ăn dặm hoặc ăn cơm thì bé chỉ ăn một số món nhất định, không chịu ăn thử các món mới.
Trẻ thường xuyên bỏ bữa, hoặc có ăn cũng chỉ ăn ít.
Trẻ hay quấy khóc khi ăn, ngậm hay phun thức ăn ra ngoài.
Trẻ nghịch ngợm, thích tìm tòi mọi thứ xung quanh mà không muốn ăn.
Trẻ bỗng nhiên sụt cân dù không bị bệnh.
Trẻ chán ăn dù mẹ đã thay đổi món ăn, chế biến các món ăn bé thích.
Trẻ không bị bệnh lý nào, vẫn vui chơi nhưng lười ăn.
Cách khắc phục lười ăn sinh lý ở trẻ nhỏ
Mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con có tình trạng lười ăn sinh lý, bởi thời kỳ này sẽ qua nhanh và bé sẽ nhanh chóng ăn bù, tăng cân trở lại. Trong giai đoạn này mẹ có thể tìm cách kích thích bé ăn nhiều nhất với một số biện pháp sau:
Tăng số lượng bữa ăn trong ngày và giảm lượng thức ăn từng bữa để đảm bảo dinh dưỡng cho bé, không ép con ăn quá nhiều một lúc.
Ưu tiên nấu cho trẻ những món ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh.. đặc biệt những món ngon thường ngày bé thích ăn.
Trang trí các món ăn bắt mắt kích thích trẻ hứng thú ăn hơn
Trang trí món ăn hấp dẫn và sử dụng hình thù ngộ nghĩnh để kích thích trẻ ăn nhiều hơn.
Tăng lượng sữa và các bữa ăn phụ cho trẻ nếu con không ăn nhiều trong bữa chính như phô mai, sữa chua, bánh quy, trái cây..
Cho trẻ ăn chung với gia đình và không chiều theo sở thích của con như cho con ăn rong hay xem tivi lúc ăn.
Động viên, khuyến khích trẻ và khen con nhiều hơn mỗi khi bé ăn hết thức ăn trong bát.
Với biếng ăn, lười ăn tiêu hóa kém, các mẹ có thể tham khảo bổ sung thêm men vi sinh để hỗ trợ quá trình tiêu hóa hiệu quả, khắc phục tình trạng biếng ăn, chán ăn, tiêu hóa kém ở giai đoạn này. Mẹ hãy cho con dùng men vi sinh đều đặn giúp hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh, tạo tiền đề để kích thích bé ăn ngon miệng hơn, ăn nhiều hơn. Cũng bởi ở trẻ nhỏ, có tới 80% miễn dịch ở đường ruột. Do đó giữ cho bé một hệ tiêu hóa khỏe cũng là giải pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Nếu mẹ đang thắc mắc trẻ mấy tuổi dùng được men vi sinh thì đừng lo lắng bởi men vi sinh có thể sử dụng cho trẻ ngay từ 1 tháng tuổi. Mẹ chỉ cần tìm hiểu và lựa chọn đúng các sản phẩm men vi sinh chuyên biệt phù hợp với độ tuổi của con.
Hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng với men vi sinh chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc
Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng lười ăn sinh lý ở trẻ nhỏ không đỡ thì mẹ cũng đừng sốt ruột hay cố ép con ăn nhiều, việc này rất dễ gây tác dụng ngược, làm cho trẻ sợ ăn và có thể biến thành chứng biếng ăn tâm lý kéo dài. Hãy thoải mái hơn trong các bữa ăn của con, giúp bé thích nghi dần với giai đoạn này và rồi con sẽ quay lại ăn uống như xưa.