Làm thế nào hết nôn trớ cho con mẹ biết chưa?

Trẻ hay bị nôn trớ có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa hay các vấn đề sức khỏe khác nên các bậc phụ huynh chớ nên xem thường. Vậy làm thế nào hết nôn trớ cho con mẹ biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ nhiều

Làm thế nào hết nôn trớ cho con mẹ biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ nhiều

Nôn trớ là hiện tượng sữa trào ngược từ dạ dày lên thực quản và ra ngoài miệng do sự co bóp đơn thuần của dạ dày. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ như:

Do chế độ ăn uống không hợp lý và thiếu hiểu biết trong cách chăm sóc bé

  • Các mẹ cho bé bú quá nhiều, quá no, ép ăn quá ngưỡng mà không biết dạ dày của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ không thể chứa được nhiều như vậy
  • Cho trẻ bú không đúng tư thế khiến bé nuốt phải nhiều hơi vào dạ dày dẫn đến tình trạng đầy bụng nôn trớ và ói.
  • Đặt trẻ nằm ngay sau khi vừa ăn no làm cho thức ăn vừa ăn xong có thể bị trào ngược trở lại gây nôn trớ
  • Quấn tã quá chặt gây sức ép lên dạ dày khiến bé trớ nhiều

Do trẻ sơ sinh mắc một số bệnh

  • Trẻ sơ sinh trớ nhiều có thể do bị mắc một số bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, chậm nhu động ruột…
  • Trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp gây ho, khó thở dẫn đến nôn trớ.
  • Bị viêm màng não mủ cũng là nguyên nhân gây nôn trớ nhiều ở trẻ.
  • Ngoài ra trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều nhất là những ngày đầu sau sinh có thể do trẻ bị dị tật đường tiêu hóa như hẹp phì đại môn vị, teo thực quản, hẹp tá tràng bẩm sinh…
  • Trẻ sơ sinh bị tắc ruột, xoắn ruột cũng gây nên nôn trớ nhiều.
  • Trẻ mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Làm thế nào hết nôn trớ cho con mẹ biết chưa?

Theo dõi dấu hiệu mất nước của bé

Làm thế nào hết nôn trớ cho con mẹ biết chưa?

Theo dõi dấu hiệu mất nước của bé

Trẻ nôn trớ có thể khiến cơ thể bé bị mất nước với những cấp độ khác nhau. Ở mức độ nhẹ, bé có những triệu chứng như luôn trong tình trạng khát nước, môi khô nhẹ…

Ở mức độ này, bố mẹ hãy theo dõi và chăm sóc con tại nhà. Tuy nhiên, khi trẻ có những biểu hiện nặng như khóc không ra nước mắt, mắt trũng, không đi tiểu trong vòng 6 giờ,… thì cần phải nhanh chóng cho con đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt.

Thay đổi chế độ ăn uống của bé thích hợp hơn

Làm thế nào hết nôn trớ cho con mẹ biết chưa?

Thay đổi chế độ ăn uống của bé thích hợp hơn

Bố mẹ nên xây dựng cho con một chế độ dinh dưỡng lành mạnh gồm những loại thực phẩm dễ tiêu hóa.

  • Với những trẻ đang bú thì mẹ phải tiếp tục cho con con bú và tăng cữ sữa lên.
  • Với những trẻ lớn hơn hoặc đang ăn dặm, bố mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn và cho bé ăn uống theo nhu cầu, không được ép trẻ ăn nhiều.

Bù nước cho trẻ

Để hạn chế tình trạng trẻ bị mất nước, bố mẹ có thể cho trẻ uống dung dịch điện giải Oresol theo đúng tỷ lệ mà bác sĩ hướng dẫn. Dung dịch Oresol có công dụng điều trị tình trạng mất nước do các bệnh lý và không gây nôn trớ nặng hơn.

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Làm thế nào hết nôn trớ cho con mẹ biết chưa?

Trẻ sơ sinh uống men vi sinh có thể hỗ trợ tăng cường tiêu hóa

Với trẻ tiêu hóa kém, thường xuyên nôn trớ thì mẹ có thể kết hợp bổ sung thêm probiotic cho trẻ sơ sinh từ sớm. Việc sử dụng men lợi khuẩn giúp bổ sung hàm lượng lợi khuẩn dồi dào cho cơ thể, giúp hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng được ổn định và cân bằng. Đây cũng là phương pháp đơn giản giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng tối ưu cho trẻ được nhiều ba mẹ tin chọn hiện nay. Điều này tạo tiền đề giúp con yêu của mẹ tiêu hóa ổn định, hỗ trợ quá trình hoàn thiện của hệ tiêu hóa và miễn dịch.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ