Khi nào trẻ hết nôn trớ sinh lý mẹ đã biết chưa?

Nôn trớ là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ khiến nhiều mẹ lo lắng, đặc biệt là những bé có biểu hiện nôn trớ thường xuyên. Vậy khi nào trẻ hết nôn trớ?

Tình trạng nôn trớ là gì? Nôn và trớ có khác nhau không? 

Khi nào trẻ hết nôn trớ sinh lý mẹ đã biết chưa?

Tình trạng nôn trớ là gì? Nôn và trớ có khác nhau không? 

Nôn trớ là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do dạ dày của bé vẫn còn nằm ngang, bộ máy tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện nên mới dẫn tới tình trạng này. Nôn trớ bình thường có thể không cần quá lo lắng, nhưng nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến việc trẻ bị lười ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên các mẹ cần phân biệt nôn và trớ lại là 2 tình trạng hoàn toàn khác nhau. Nôn là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài do sự co bóp của cơ trơn dạ dày và cơ thành bụng co thắt. Trong khi đó, trớ là hiện tượng trào ngược thức ăn sau khi ăn không có sự co thắt của cơ thành bụng và thường thức ăn khi trớ là các thức ăn chưa tiêu hóa.

Trẻ nhỏ bị nôn trớ nên xử lý thế nào?

Khi nào trẻ hết nôn trớ sinh lý mẹ đã biết chưa?

Trẻ nhỏ bị nôn trớ nên xử lý thế nào?

Ngay khi trẻ xuất hiện tình trạng nôn trớ, các phụ huynh cần:

  • Nghiêng đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn. 
  • Sau đó nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ bằng cách hút ra hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay rồi thấm hết chất nôn. 
  • Vỗ nhẹ lưng để trấn an, đồng thời cũng giúp bé ho nốt các chất nôn còn sót lại bên trong ra ngoài.

Vỗ lưng bé để trấn an và ho nốt chất nôn ra ngoài:

  • Sau khi bé đã nôn hết, phụ huynh cần lau người cho bé bằng nước ấm và thay đồ mới vì đồ cũ bị dính chất nôn. 
  • Ngoài ra, sau khi đã qua cơn nôn, mẹ cần cho trẻ uống nước ấm bằng cách đút từng thìa nhỏ. 

Sau đó giúp trẻ ngủ và theo dõi các dấu hiệu trong lần nôn trớ tiếp theo cho đến khi nào trẻ hết nôn trớ.

Cần chăm sóc trẻ bị nôn trớ như thế nào?

Khi nào trẻ hết nôn trớ sinh lý mẹ đã biết chưa?

Cần chăm sóc trẻ bị nôn trớ như thế nào?

Cho đến khi nào trẻ hết nôn trớ thì các bố mẹ cần chăm sóc trẻ nôn trớ kỹ lưỡng hơn các bé sơ sinh thường

  • Nếu trẻ bị nôn trớ do việc ăn uống và chăm sóc chưa đúng cách thì phụ huynh cần điều chỉnh lại cách chăm sóc và chế độ ăn uống cho bé. 
  • Còn nếu do bệnh lý mà dẫn đến việc nôn trớ thì các bố mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. 
  • Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên cho trẻ ăn một lượng vừa phải ở mỗi bữa ăn, điều này sẽ giúp cho dạ dày của bé được giảm áp lực làm việc. Sau khi ăn xong, phụ huynh cũng không nên cho trẻ nằm sấp hay bế xốc lên trêu đùa vì điều này sẽ làm tình trạng nôn trớ xảy ra thường xuyên hơn.

Khi nào trẻ hết nôn trớ sinh lý mẹ đã biết chưa?

Bổ sung men vi sinh để giúp hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa của bé

  • Ngoài ra, sử dụng men lợi khuẩn cũng là cách giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và đề kháng cho trẻ nhỏ. Sử dụng men vi sinh lợi khuẩn đúng cách sẽ giúp bổ sung hàm lượng lợi khuẩn dồi dào cho bé giúp kích thích các enzyme nhanh chóng hoạt động. Men lợi khuẩn còn chuyển hóa các dưỡng chất để hệ tiêu hóa có thể hấp thụ một cách dễ dàng hơn, giúp cân bằng nhanh chóng hệ vi sinh, duy trì ổn định hoạt động của đường ruột. Nhờ đó giúp cải thiện nhanh các vấn đề tiêu hóa ở trẻ, trong đó có nôn trớ,… hỗ trợ tăng cường đề kháng, hạn chế tối đa các vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Khi nào trẻ hết nôn trớ sinh lý?

Khi nào trẻ hết nôn trớ sinh lý mẹ đã biết chưa?

Khi nào trẻ hết nôn trớ sinh lý?

Nôn trớ sinh lý là một tình trạng thường gặp nên được xem là bình thường, thường được gọi là nôn trớ sinh lý hay nôn trớ lành tính. Tình trạng này xảy ra nhiều ở các bé mới 3 tuần tuổi, sẽ giảm dần và hết khi các bé được 12 tháng tuổi.

Vì vậy, phụ huynh không cần lo lắng quá khi thấy con mình gặp tình trạng này. Bởi vì dù có bị nôn trớ thì các bé vẫn sẽ bú rất khỏe và lên cân tốt.

Bé bị nôn trớ liệu có cần đưa đi khám bác sĩ không?

Khi nào trẻ hết nôn trớ sinh lý mẹ đã biết chưa?

Bé bị nôn trớ liệu có cần đưa đi khám bác sĩ không?

Nôn trớ là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, theo các bác sĩ và chuyên gia y tế, khi trẻ bị nôn trớ thì các ba mẹ không nên quá lo lắng mà cần bình tĩnh để quan sát tình trạng và tìm ra cách giải quyết phù hợp. 

Ngoài ra cũng không nên lạm dụng dùng các loại thuốc chống nôn cho trẻ, vì với những trẻ bị nôn do virus thì sử dụng thuốc cũng không đem lại lợi ích gì. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho trẻ uống thuốc khi được bác sĩ kê đơn.

Khi bố mẹ đã thực hiện hết tất cả những biện pháp giúp trẻ hết bị nôn trớ mà vẫn không cải thiện được gì thì nên đưa bé tới bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra và điều trị.

Tổng hợp: Hồng Hà

TƯ VẤN MIỄN PHÍ