Khi cho bé bú bình mẹ cần lưu ý điều gì?

Tư thế cho bé bú bình chuẩn là một trong các yếu tố cần thiết để tập bé bú bình dễ dàng, tránh các trường hợp bị sặc, nôn sau khi bé bú. Vậy, khi cho bé bú bình mẹ cần lưu ý điều gì?

Chú ý kiểm tra dòng chảy của sữa qua núm ti

Khi cho bé bú bình mẹ cần lưu ý điều gì?

Chú ý kiểm tra dòng chảy của sữa qua núm ti

Một trong những điều cần lưu ý quan trọng hàng đầu khi bé tập bú bình đó là mẹ cần kiểm tra dòng chảy của sữa qua núm ti. Điều này giúp hạn chế tối đa tình trạng bé bị sặc, ọc sữa hay nôn trớ khi tập bú bình. Để kiểm tra dòng chảy của sữa qua núm ti thì mẹ hãy dốc ngược bình sữa ở nhiệt độ phòng. Sữa nên nhỏ giọt đều đặn. Nếu lắc mạnh bình sữa mới thấy sữa chảy ra, có thể dòng sữa chảy quá chậm.

Nếu bé bú bình, có sữa hơi tràn ra ở khoé miệng thì cũng không có gì đáng lo ngại mẹ nhé. Khi bé lớn hơn, việc này sẽ hết.

Tốt hơn hết, mẹ nên chọn núm ti của bình sữa theo kích thước phù hợp với độ tuổi của con. Thường sẽ có 3 kích thước mẹ nên tham khảo:

  • Size S: 0 – 6 tháng tuổi
  • Size M: từ 6 – 12 tháng tuổi
  • Size L: từ 12 tháng tuổi trở lên

Ngoài ra, mẹ cũng nên để ý thiết kế của lỗ núm ti. Với núm ti bình sữa có thiết kế là hình vết cắt hình chữ thập sẽ giúp con bú tốt hơn. Nguyên lý hoạt động của thiết kế núm ti này là sữa chỉ chảy khi có lực mút của bé. Vì vậy, mẹ không sợ sữa chảy ra khi con không mút hoặc chảy quá nhiều mà bé mút không kịp.

Chọn tư thế cho bé bú bình đúng cách

Khi cho bé bú bình mẹ cần lưu ý điều gì?

Chọn tư thế cho bé bú bình đúng cách

Mẹ hãy giúp con thật thoải mái và âu yếm bé, ôm bé trong quá trình tập cho trẻ bú bình. Mẹ bế bé trong lòng, đầu cao hơi so với phần cơ thể còn lại. Giữ đầu để bé có thể thở và ti sữa thoải mái hơn. Sau đó, mẹ quệt núm ti bình sữa lên môi bé và đưa dần xuống miệng. Bé sẽ há miệng, ngậm núm ti và mút sữa. Mẹ hãy giữ bình sữa ở góc sao cho sữa chảy về phía núm ti đủ để bé mút được.

Khi bé không bú mạnh nữa hoặc bé uống được một nửa bình thì mẹ hãy nhẹ nhàng bỏ bình sữa ra, vỗ nhẹ để bé ợ hơi nhé. Nếu bé không bú nữa, nhả núm ra và có biểu hiện no, mẹ bế bé thẳng lưng rồi vỗ lưng để bé ợ hơi.

Luôn giữ cho núm ti đầy sữa

Việc giữ cho núm ti luôn đầy sữa vô cùng quan trọng để hạn chế việc bé bú bình bị chảy sữa ra ngoài. Nếu mẹ không giữ sữa đầy núm, bé dễ nuốt phải hơi trong quá trình bú, khiến trẻ nôn trớ. Như vậy, chỉ cần không để bình sữa nằm ngang thì bé sẽ không gặp tình trạng trên mẹ nhé.

Nếu bé ngủ trong lúc bú bình

Mẹ hãy bế bé tựa vào vai mình rồi xoa lưng, vuốt đầu và chân để đánh thức bé dậy. Mẹ hãy đợi cho bé tỉnh ngủ trước khi cho bé ăn phần sữa còn lại.

Nếu bé không bú hết sữa

Lúc này, mẹ hãy bỏ luôn phần sữa còn lại trong bình sau 1 giờ và rửa sạch bình với nước rửa chuyên dụng. Để sữa quá lâu bên ngoài dễ khiến sữa bị hỏng, dễ nhiễm khuẩn vào trong bình.

Trên đây là những lưu ý khi cho bé bú bình mẹ cần nắm rõ. Mẹ biết đấy, tiêu hóa của trẻ còn non yếu và không dễ thích nghi với thức ăn mới, hay gặp các vấn đề đường ruột nếu không chú ý trong quá trình chăm sóc trẻ. Đặc biệt trong giai đoạn tập bú bình, bé dễ gặp phải các vấn đề tiêu hóa với các biểu hiện như chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy,…

Do đó, với trẻ tập bú bình có biểu hiện tiêu hóa kém, biếng bú hay gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa ba mẹ nên kết hợp bổ sung men vi sinh bổ sung lợi khuẩn cho con từ sớm.

Khi cho bé bú bình mẹ cần lưu ý điều gì?

Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong giai đoạn bú bình với men vi sinh

Bổ sung lợi khuẩn giúp hỗ trợ con tiêu hóa tốt hơn, phòng bệnh lý đường ruột hay gặp như đầy hơi, chướng bụng, nôn trớ, tiêu chảy…. Đồng thời, việc dùng men vi sinh cũng là phương pháp giúp hỗ trợ tăng đề kháng cho con tạo tiền đề giúp bé khỏe mạnh, bú ngoan, tăng cân đều đặn và phát triển ổn định.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ