Hướng dẫn mẹ cầm nôn cho trẻ đúng cách

Hiện tượng trẻ bị nôn trớ thường hay gặp đặc biệt ở lứa tuổi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân bé bị nôn trớ do đâu và cách cầm nôn cho trẻ như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm hiểu các vấn đề này để khắc phục nôn trớ cho bé đúng cách.

Trẻ bị nôn nguyên nhân do đâu mẹ có biết không?

Nôn là một cơ chế bảo vệ giúp cơ thể loại bỏ độc tố tiềm ẩn, tuy nhiên biểu hiện nôn cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm. Các nguyên nhân khiến trẻ bị nôn có thể thay đổi theo độ tuổi, từ mức độ nhẹ tới nặng. Trẻ thường bị nôn do các nguyên nhân như:

  • Trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh có thể trớ ra một lượng nhỏ sữa trong hoặc ngay sau khi ăn, do mẹ cho bé ăn nhanh, trong quá trình bé bú con nuốt nhiều hơi hoặc bé ăn quá nhiều trong bữa. Trẻ nôn là bình thường, tuy nhiên tình trạng nôn tái đi tái lại là triệu chứng bất thường. Một số bệnh lý có biểu hiện nôn trớ nhiều gồm viêm dạ dày ruột cấp, trào ngược dạ dày – thực quản, tắc ruột, hẹp môn vị, lồng ruột…
  • Trẻ lớn hơn: Với những trẻ lớn, nguyên nhân gây nôn phổ biến là do trẻ bị bệnh đường tiêu hóa, viêm dạ dày ruột cấp, nhiễm trùng (viêm đài bể thận, viêm màng não..) đau bụng cấp tính (viêm ruột thừa..), nôn chu kỳ..

Hướng dẫn mẹ cầm nôn cho trẻ đúng cách

Nguyên nhân trẻ bị nôn tùy theo độ tuổi và mức độ nôn trớ khác nhau

Hướng dẫn mẹ cầm nôn cho trẻ đúng cách

Làm thế nào để cầm nôn cho trẻ đúng cách? Khi mẹ thấy trẻ có biểu hiện nôn trớ, hãy ngay lập tức thực hiện những hành động sau đây:

Cách xử lý khi mẹ thấy bé bị nôn

  • Nghiêng đầu trẻ sang một bên để bé không hít sặc phải chất nôn.
  • Làm sạch chất nôn có trong miệng, mũi của trẻ bằng cách hút mũi, quấn gạc vào ngón tay và thấm chất nôn trong miệng bé.
  • Nếu trẻ trớ khi đang ngủ thì để bé nằm yên, kê đầu cao và nghiêng qua một bên để tránh trào ngược, hít phải chất nôn, sặc.
  • Vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ sau khi con đã nôn xong.
  • Không bế xốc trẻ khi con đang nôn trớ bởi có thể làm tăng nguy cơ tràn dịch vào phổi.

Hướng dẫn mẹ cầm nôn cho trẻ đúng cách

Nghiêng người giúp trẻ tống hết chất nôn ra bên ngoài, tránh khiến cho con bị sặc

Theo dõi dấu hiệu mất nước

Theo dõi dấu hiệu mất nước của bé để có biện pháp xử lý kịp thời:

  • Dấu hiệu mất nước nhẹ: Trẻ môi hơi khô, có cảm giác khát nước. Trẻ mất nước nhẹ cần theo dõi thêm tại nhà, chưa cần tới bệnh viện.
  • Dấu hiệu mất nước vừa, nặng: Trẻ môi khô nhiều, mắt trũng, tiểu ít, tay chân lạnh, khóc không có nước mắt, lừ đừ, mạch nhanh, sốc trụy tim mạch. Khi con có dấu hiệu này thì bố mẹ cần đưa bé tới viện ngay.

Bù dịch bằng đường uống

Cách cầm nôn cho trẻ mẹ nên bù nước cho bé với dung dịch Oresol hỗ trợ bù lại nước và các chất điện giải bị mất do con nôn, tiêu chảy.

  • Với trẻ mất nước nhẹ: Mẹ cho con uống Oresol tại nhà với từng ngụm nhỏ, kiên nhẫn cho con uống chậm bằng thìa nhỏ để hạn chế tình trạng nôn ói.
  • Với trẻ không mất nước hay đã hết dấu hiệu mất nước: Có thể tiếp tục cho con dùng Oresol hoặc nước đun sôi để nguội để tránh mất nước sau đó.

Hướng dẫn mẹ cầm nôn cho trẻ đúng cách

Bù nước và điện giải cho bé để phòng tránh mất nước sau khi trẻ nôn, tiêu chảy

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé nôn trớ 

Với trẻ nôn trớ, mẹ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của con cho phù hợp ở thời điểm này. Nguyên tắc là cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và chia bữa ăn thành nhiều cữ nhỏ.

Với những trẻ còn đang bú mẹ thì mẹ cần tiếp tục cho con bú bởi sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn các dung dịch bù nước khác. Chú ý khi cho con bú cần cho bú từng chút một bởi trẻ rất dễ bị nôn ói khi sữa vào miệng. Theo dõi tình trạng nôn trớ của trẻ và cho bú như bình thương khi sức khỏe của bé ổn định hơn.

Tăng cường sử dụng probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên, giúp bảo vệ đường ruột của trẻ hiệu quả. Điều này giúp tạo tiền đề con tiêu hóa ổn định, giảm nhanh các dấu hiệu nôn trớ cũng như khắc phục các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa hay bệnh đường ruột khác. Men vi sinh giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột cũng như hỗ trợ tiêu hóa, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn, phòng tránh bé bị nôn trớ tái phát.

Hướng dẫn mẹ cầm nôn cho trẻ đúng cách

Bổ sung men vi sinh cho trẻ thường xuyên giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa của bé

Bài viết trên đã giúp mẹ tìm hiểu làm sao để cầm nôn cho trẻ đúng cách rồi. Nếu mẹ thấy bé nôn trớ kéo dài mà không được cải thiện thì nên cho con đi khám để biết chính xác nguyên nhân và biện pháp điều trị phù hợp. Chúc bé mau khỏi và khắc phục tình trạng nôn trớ nhanh chóng, phòng tránh bị nôn trớ tái phát.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ