Chăm sóc trẻ sơ sinh và cho con bú là một công việc thiêng liêng và tình cảm với các bà mẹ bỉm sữa. Không ít mẹ tự hỏi về cách cho con bú bình đúng cũng như phải làm sao để không khiến bé sặc sữa khi ăn. Mẹ hãy đọc ngay bài viết sau để hiểu cách tập cho bé bú bình đúng cách.
Hướng dẫn mẹ cách tập cho bé bú bình đúng cách
Mẹ hãy đọc ngay hướng dẫn tập cho bé bú bình đúng cách dưới đây để biết các bước chuẩn bị và hành động cần thiết khi cho trẻ bú:
Thời gian đầu khi trẻ đang tập làm quen với việc bú bình, mẹ hãy vắt sữa vào bình để con tập quen dần với việc cho bú kiểu mới, có thể cho con bú bình sữa mẹ từ 3-5 ngày tùy khả năng làm quen mỗi trẻ.
Chia lượng sữa làm 8 bữa, mỗi bữa khoảng 3 tiếng. Với trẻ 6 tháng tuổi có thể giảm cữ bữa đêm và 9 tháng thì cắt hẳn cữ đêm.
Khi em bé đã quen với việc bú bình sữa, mẹ có thể chuyển dần từ sữa mẹ sang sữa công thức, tập cho bú với lượng sữa tăng dần từ 60ml, 80ml, 100ml.
Nếu sức khỏe mẹ bình thường thì có thể cho con bú song song cả bú mẹ và bú bình cho tới khi con được 24 tháng tuổi.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho con bú bình 8 lần/ngày; từ 6-9 tháng giảm còn 6 lần/ngày và từ 9 tháng trở lên giảm còn 4 lần/ngày.
Đối với trẻ từ 7-24 tháng, nếu con không bú sữa mẹ thì mẹ cần bổ sung cho trẻ 400-500ml sữa công thức/ngày, trẻ trên 24 tháng cần 600-700ml sữa công thức/ngày.
Chia nhỏ cữ cho bé tập làm quen với việc bú bình và dần tăng cữ sữa lên
Một số lưu ý cách cho bé bú bình mẹ nên nhớ
Để tập cho bé bú bình đúng cách và giúp con mau làm quen với bình sữa, mẹ cần lưu ý những điều sau:
Có thể dùng ti giả giống núm ti bình sữa cho con tiếp xúc và có sự làm quen trước.
Mẹ có thể nhờ người khác tập cho con bú bình để tránh việc trẻ không bú bình và đòi bú mẹ.
Hầu hết trẻ sẽ không chịu bú bình ban đêm, bởi vậy mẹ nên lựa chọn thời gian ban ngày hoặc thời điểm thoải mái để tập cho con dùng bình sữa.
Nên lựa chọn bình có lỗ tiết sữa nhỏ nhất khi mới cho con tập bú, bởi dòng sữa chảy chậm sẽ kích thích trẻ hứng thú dùng bình hơn. Chọn bình sữa và núm ti phù hợp với lứa tuổi, có thể chọn theo bảng size theo khuyến cáo từ nhà sản xuất bình sữa.
Khi bắt đầu cho con cai sữa mẹ và chuyển qua bú bình, mẹ nên lựa chọn loại sữa có mùi vị gần giống sữa mẹ nhất để trẻ dễ tiếp thu với cách bú mới.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng,… là biểu hiện bình thường khi con mới đổi từ sữa mẹ qua sữa công thức, mẹ không cần quá lo lắng về điều này.
Nên làm ấm bình sữa trước khi cho con bú bởi các bé thường thích sữa ấm, nóng hơn sữa có nhiệt độ bình thường.
Lựa chọn bình sữa với dung tích và núm ti phù hợp với lứa tuổi của con
Tiết lộ cách xử lý nếu trẻ bị sặc sữa khi bú bình
Dù trẻ bú sữa mẹ hay dùng bình sữa đều có nguy cơ bị sặc sữa. Với trẻ bú bình hay ọc sữa, bố mẹ cần lưu ý những điều sau để xử lý nhanh, đảm bảo an toàn cho trẻ:
Vỗ lưng:Khi thấy trẻ có biểu hiện sặc sữa, mẹ cần nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp, thấp đầu. Vỗ mạnh phần lưng con khoảng 5-6 cái và lật trẻ quay ngược ra trước để kiếm tra, nếu chưa có dấu hội báo con hồi phục hay phục hồi yếu thì tiếp tục sơ cứu với cách ấn ngực.
Ấn ngực: Mẹ để trẻ nằm ngửa, dùng tay ấn mạnh xương ức trẻ với tốc độ nhanh khoảng 1 giây 1 lần ấn, ấn liên tục 5-6 cái. Nếu trẻ không có dấu hiệu phục hồi thì tiến hành thông đường thở.
Thông đường thở: Mẹ dùng miệng hút phần miệng và sau đó lên phần mũi trẻ, làm liên tục 5 lần và kiểm tra sự hồi phục của con. Khi trẻ đã ổn định thì nên đưa tới trung tâm y tế hoặc viện để kiểm tra.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có hệ tiêu hóa còn non nớt, dễ gặp phải các bệnh lý đường ruột dù chỉ là một nguyên nhân nhỏ tác động, ví dụ đổi cách bú với loại sữa công thức mới cũng có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ chưa quen và gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.. trong thời gian đầu.
Mẹ bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi con bú bình
Bố mẹ có thể thêm probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhằm hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ, cân bằng hệ khuẩn ruột và khắc phục sớm các dấu hiệu đầy hơi chướng bụng con đang gặp phải. Duy trì cho trẻ uống men vi sinh để tăng cường sức đề kháng cơ thể và giúp con dễ hấp thu dinh dưỡng hơn.
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết trên, mẹ đã biết làm sao để cho con bú bình đúng cách và nắm rõ các cách sơ cứu, xử lý trong trường hợp trẻ bị sặc sữa. Chúc bé sớm làm quen được với cách bú mới và phát triển khỏe mạnh.