Hướng dẫn mẹ cách hạn chế tình trạng bé bú bình bị sặc

Sặc sữa ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm, có thể khiến em bé bị ngạt thở và dẫn tới tử vong. Bởi vậy nhiều bố mẹ rất lo lắng khi bắt đầu tập cho trẻ bú bình. Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm hiểu các biện pháp hạn chế tình trạng bé bú bình bị sặc hiệu quả.

Hiện tượng trẻ bú bình hay bị sặc có nguy hiểm không?

Bé bú bình bị sặc là hiện tượng hay gặp, đặc biệt với những trẻ mới tập ti bình những ngày đầu tiên. Khi thấy con bị sặc sữa, mẹ cần bình tĩnh và thực hiện sơ cứu kịp thời giúp trẻ thông đường thở thì sẽ không gặp phải bất cứ nguy hiểm nào.

Tuy nhiên, cũng giống như việc người lớn bị sặc nước, sặc sữa ở trẻ sơ sinh khiến con bị kích ứng mũi, đau nhức mũi và bé sẽ quấy khóc nhiều hơn. Nếu tình trạng sặc sữa liên tục xảy ra, con sẽ sợ bú sữa và lâu dần gây ra hiện tượng bé bỏ bú bình, chán ăn, biếng ăn, suy dinh dưỡng.

Hướng dẫn mẹ cách hạn chế tình trạng bé bú bình bị sặc

Sặc sữa khiến trẻ khó chịu, nếu không sơ cứu kịp thời có thể khiến sữa tràn vào đường hô hấp

Bên cạnh đó, nếu sặc sữa không được sơ cứu kịp thời khiến cho sữa đi vào đường hô hấp có thể gây ngạt thở, nặng hơn là những di chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn tới trẻ như tổn thương não, viêm phổi, thậm chí là tử vong. Mẹ cần thực hiện các biện pháp để hạn chế tình trạng bé bú bình bị sặc.

Hướng dẫn mẹ cách hạn chế tình trạng bé bú bình bị sặc

Để hạn chế tình trạng sặc sữa của con, mẹ có thể tham khảo những cách phòng tránh sau đây:

Lựa chọn núm ti bình sữa loại chống sặc, chống đầy hơi

Trẻ có thể bị sặc sữa trong khi bú do núm vú quá to, tốc độ chảy sữa nhanh khiến con nuốt không kịp và bị sặc. Vì vậy khi lựa chọn loại bình sữa hạn chế sặc cho con bố mẹ nên lưu ý:

  • Tìm loại núm vú có lỗ tiết sữa phù hợp với nhu cầu bú của con. Thông thường trên vành núm ti thường có kỹ hiệu S, M, L hoặc số 1, 2, 3, 4 tương ứng với tháng tuổi của bé. Bố mẹ nên chọn loại núm vú có tốc độ sữa chảy chậm cho trẻ sơ sinh khoảng từ 2-3 giọt/giây, chọn size nhỏ khi bé chưa thể tự kiểm soát tốc độ bú sữa của mình.
  • Chọn núm ti có tích hợp van chống sặc và chống đầy hơi. Vì sao mẹ nên tìm mua loại núm ti này? Khi bé bú sữa mẹ sẽ thở một lượng không khí vào trong bình, lúc này, nếu sử dụng thiết kế van chống sặc, bọt khí sẽ được đưa xuống đáy bình và giúp trẻ không bị hít lại bọt khí trong bình sữa gây sặc sữa và chướng bụng đầy hơi.
  • Tìm mua núm ti có lỗ tiết sữa chữ thập để sữa chỉ chảy ra khi có lực bú của em bé, bé sẽ tự kiểm soát được dòng chảy của sữa khi thực hiện động tác bú mút.

Hướng dẫn mẹ cách hạn chế tình trạng bé bú bình bị sặc

Tìm mua bình sữa có van chống sặc và có núm ti phù hợp với độ tuổi của bé

Thực hiện cho bé bú bình theo đúng tư thế

Cách hạn chế hiện tượng bé bú bình bị sặc tốt nhất chính là cho con bú đúng tư thế. Mẹ nên bế bé ở tư thế đầu cao hơn thân dưới, không để bé bị gập cổ hay ngửa cổ để tránh làm sặc sữa lên mũi. Ở tư thế này, sữa sẽ được đưa xuống dạ dày dễ dàng và tránh tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản.

  • Khi bé bú, mẹ cũng nên chú ý quan sát trạng thái của trẻ. Không cho con bú lúc bé đang quá đói bởi sẽ làm con ăn vội vàng gây sặc.
  • Trong lúc trẻ ăn cũng không nên chơi đùa khiến con mất tập trung, làm bé cười/ khóc.
  • Sau khi con bú xong, mẹ đừng quên bế đứng trẻ khoảng 20 phút và kết hợp với biện pháp vỗ ợ hơi để giúp đưa khí dư thừa trong dạ dày ra bên ngoài, giúp con dễ chịu, giảm tình trạng nôn trớ, chướng bụng ở trẻ sơ sinh.

Cho bé bú khi con còn thức, không để con vừa ngủ vừa bú bình

Tư thế bú tốt nhất là bế trẻ cao đầu như trên, mẹ không nên cho con bú tư thế nằm hoặc nếu cho con bú nằm thì cần lưu ý không để cho con vừa ngủ vừa bú bình. Nhiều bé đang bú có thể ngủ luôn trong lúc bú, khi vẫn còn sữa đang chảy và đọng trong miệng trẻ.

Nếu con hít thở nhanh có thể sặc sữa lên mũi, khiến sữa tràn vào khí quản, phế quản và gây sặc sữa, khó thở. Để tránh tình trạng bé bị sặc sữa khi đang bú bình, nếu mẹ thấy con đã ngủ thì cần nhẹ nhàng rút núm ti khỏi miệng con để tránh gây sặc.

Chăm sóc sức khỏe tiêu hóa của trẻ nhỏ với men vi sinh

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn non yếu và không dễ thích nghi với các loại thức ăn mới, hay gặp các vấn đề đường ruột nếu bố mẹ không chú ý trong quá trình chăm sóc trẻ. Do đó, với trẻ nhỏ có biểu hiện tiêu hóa kém, biếng bú hay gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột với các biểu hiện như chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy,… ba mẹ nên kết hợp bổ sung men vi sinh bổ sung lợi khuẩn cho con.

Hướng dẫn mẹ cách hạn chế tình trạng bé bú bình bị sặc

Hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện các vấn đề đường ruột của trẻ với men vi sinh

Bổ sung lợi khuẩn sớm cho trẻ giúp hỗ trợ con tiêu hóa tốt hơn, phòng tránh các bệnh lý đường ruột hay gặp như đầy hơi, chướng bụng, nôn trớ, tiêu chảy.. Đồng thời, việc dùng men vi sinh cũng là phương pháp giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con tạo tiền đề giúp bé khỏe mạnh, ti ngoan, tăng cân đều đặn và phát triển ổn định.

Trên đây là những cách giúp mẹ phòng tránh hiện tượng bé bú bình bị sặc đơn giản mà hiệu quả, mẹ hãy áp dụng ngay cho bé nhà mình để giúp con ăn uống tốt hơn, không bị sặc sữa khi ăn nữa. Chúc bé phát triển tốt, khỏe mạnh từng ngày.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ