Hướng dẫn cách giảm nôn trớ và tiêu chảy cho trẻ nhỏ hiệu quả

Tình trạng trẻ nôn trớ tiêu chảy tuy nguy hiểm nhưng có thể điều trị tại nhà và mẹ có thể chủ động phòng tránh cho trẻ. Nếu được chăm sóc chu đáo, khoa học, bé sẽ bớt khó chịu và nhanh chóng hồi phục. Hướng dẫn cách giảm nôn trớ và tiêu chảy cho trẻ nhỏ hiệu quả dưới đây.

Đôi nét về vấn đề nôn trớ và tiêu chảy ở trẻ

Hướng dẫn cách giảm nôn trớ và tiêu chảy cho trẻ nhỏ hiệu quả

Vấn đề nôn trớ và tiêu chảy ở trẻ

Nôn trớ là hiện tượng phổ biến ở trẻ khi bé vừa ăn xong hay vặn người. Bé nôn ra sữa vón cục và thường quấy khóc sau khi nôn xong.

Tiêu chảy là bệnh có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào. Là khi trẻ đi phân lỏng bất thường, phần nước nhiều hơn, có màu nâu, xanh hoặc vàng. Cũng có khi phân chỉ toàn là nước và có mùi khó chịu với các biểu hiện:

  • Phân từ hậu môn phun ra, tràn khỏi bỉm, bắn ra ngoài.
  • Trẻ đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ ngày. Trừ trường hợp bé bú đi cầu phân lợn cợn 5-7 lần/ngày là bình thường.

Nôn trớ và tiêu chảy là vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ khiến rất nhiều ba mẹ lo lắng và mệt mỏi. Việc chăm sóc hệ tiêu hóa sớm cho bé là điều cần thiết giúp mẹ bảo vệ sức khỏe tối ưu cho bé yêu khỏe mạnh!

Hướng dẫn cách giảm nôn trớ và tiêu chảy cho trẻ nhỏ hiệu quả

Theo dõi dấu hiệu mất nước 

Hướng dẫn cách giảm nôn trớ và tiêu chảy cho trẻ nhỏ hiệu quả

Theo dõi dấu hiệu mất nước 

Khi trẻ nôn trớ, kéo theo cơ thể sẽ bị mất nước với biểu hiện là khô môi, khát nước. Lúc này, mẹ cần bổ sung nước sôi hoặc là nước trái cây loãng cho con bằng cách cho uống từ từ từng chút một, cách vài phút lại cho uống đến khi bé có thể đi tiểu trở lại.

Trường hợp em không chịu uống hoặc là nôn ngay sau khi uống kèm theo biểu hiện như môi khô, khóc không ra nước mắt, không tiểu trong vòng 6 giờ… thì mẹ nên đưa bé đến viện thăm khám và điều trị tiêu chảy ngay.

Chú ý đến chế độ ăn 

Có một điều lưu ý quan trọng đó là mẹ không nên cho trẻ ăn ngay sau khi bé nôn. Mẹ cần lau sạch chất nôn rồi cho con ăn một ít thức ăn loãng, dễ tiêu. Đối với trẻ còn đang bú mẹ thì vẫn cho trẻ bú từ từ, từng chút một mẹ nhé!

Phòng ngừa lây lan bệnh

Trẻ tiêu chảy và nôn trớ có thể do vi khuẩn, virus nên dễ lây nhiễm. Lúc này mẹ nên cẩn thận khi chăm sóc trẻ, tránh lây lan cho người chăm sóc bằng cách thường xuyên rửa tay và giữ trẻ ở nhà trong vòng 24 giờ sau khi hết nôn.

Đưa trẻ đi viện

Hướng dẫn cách giảm nôn trớ và tiêu chảy cho trẻ nhỏ hiệu quả

Đưa trẻ đi viện để có liệu trình chữa trị khoa học

Trẻ bị tiêu chảy kèm theo nôn trớ cũng có những dấu hiệu bất thường sau đây, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

  • Trẻ tiêu chảy và nôn trớ kéo dài hơn 24 giờ
  • Nôn ra mật xanh, vàng
  • Tiêu chảy, nôn trớ kèm đau bụng quằn quại
  • Sốt trên 38 độ hơn 3 ngày
  • Nôn trớ kèm sốt cao, phát ban, cứng cổ
  • Tiêu chảy và nôn trớ không ăn uống trong vài giờ
  • Tiêu chảy, nôn trớ nhiều, khô môi, khóc không có nước mắt, không đi tiểu trong 6 giờ.

Cho bé uống men vi sinh hỗ trợ cải thiện tiêu hóa và đề kháng

Hướng dẫn cách giảm nôn trớ và tiêu chảy cho trẻ nhỏ hiệu quả

Cho bé uống men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng

Ngoài ra, ngay khi nhận thấy con có dấu hiệu nôn trớ, tiêu chảy hay gặp bất kỳ một vấn đề tiêu hóa nào khác thì mẹ cũng có thể kết hợp bổ sung men lợi khuẩn cho trẻ. Việc này giúp hệ vi sinh đường ruột của con được cân bằng, thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa.

Đồng thời men vi sinh còn giúp kích thích tiết kháng thể, ngăn ngừa sự xâm nhập và hoạt động của hại khuẩn trong đường ruột, kích thích các enzyme, tăng cường khả năng tiêu hóa. Nhờ đó có thể cải thiện nhanh chóng các vấn đề tiêu hóa cho trẻ, trong đó có nôn trớ, tiêu chảy. Nhờ đó con sẽ khỏe mạnh, ăn ngon và ngủ ngoan để phát triển tốt nhất.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ