Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị nôn trớ đi ngoài

Tình trạng trẻ nôn trớ đi ngoài tuy nguy hiểm nhưng có thể điều trị tại nhà và mẹ có thể chủ động phòng tránh cho trẻ. Nếu được chăm sóc cẩn thận bé sẽ bớt khó chịu và nhanh chóng hồi phục. Nội dung bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị nôn trớ đi ngoài.

Nguyên nhân trẻ bị nôn trớ đi ngoài là gì?

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị nôn trớ đi ngoài

Nguyên nhân trẻ bị nôn trớ đi ngoài là gì?

Tình trạng nôn trớ ở trẻ nhỏ kèm theo đi ngoài có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Dưới đây là 1 số các lý do hàng đầu mẹ nên lưu ý: 

  • Rối loạn tiêu hóa: Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên có thể chưa dung nạp được một số loại thức ăn. Khi trẻ ăn những thức ăn này, vi khuẩn trong đường ruột có thể bị rối loạn và thức ăn không được tiêu hóa hết dẫn đến trào ngược dạ dày và đi ngoài.
  • Viêm dạ dày cấp tính: Tình trạng trẻ bị nôn trớ, đi ngoài cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm dạ dày cấp tính. Trẻ mắc bệnh này thường sẽ đi ngoài ra phân lỏng, nhầy nhưng không có máu.
  • Dùng thuốc kháng sinh: Việc sử dụng thuốc kháng sinh quá liều có thể khiến trẻ đi tiêu, nôn trớ. Triệu chứng mà bé đang gặp phải tác dụng phụ của thuốc kháng sinh là phân thô, có mủ và kèm máu.
  • Ăn thực phẩm không hợp vệ sinh: Bé có thể bị nôn trớ, đi ngoài nếu ăn phải thức ăn để lâu, quá hạn sử dụng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… Ngoài thức ăn, bé cũng có thể bị nhiễm khuẩn nếu ngậm ngón tay, ngậm bình sữa bẩn, chơi với đồ chơi không hợp vệ sinh…

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị nôn trớ đi ngoài

Bù nước cho trẻ

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị nôn trớ đi ngoài

Bù nước cho trẻ

Ngay khi thấy con bị nôn trớ, đi ngoài, mẹ cần cho bé uống oresol để bù lại lượng nước và các chất điện giải đã mất qua phân. Khi cho bé uống oresol, mẹ cần pha và sử dụng theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Dung dịch sau 24h nếu trẻ không uống hết thì đổ đi và pha đợt mới. Bên cạnh đó, mẹ có thể cho trẻ bị đi ngoài, nôn trớ uống thêm các loại nước khác như nước đun sôi để nguội, nước canh, nước cháo, nước hầm xương…

Chú ý chế độ dinh dưỡng của bé

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị nôn trớ đi ngoài

Chú ý chế độ dinh dưỡng của bé

Nếu trẻ còn bú thì mẹ cần cho con bú nhiều hơn và cữ bú lâu hơn để bù nước cho trẻ. Bên cạnh đó, nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa, tăng thêm ít nhất 2 bữa so với khi không bị bệnh, thức ăn nên được nấu nhừ, dễ tiêu. Tuyệt đối không bắt trẻ bị tiêu chảy nhịn ăn để “ruột nghỉ ngơi” vì sẽ khiến con bị còi xương, suy dinh dưỡng.

Chăm sóc bé theo hướng dẫn của bác sĩ

Cha mẹ cần theo dõi số lần bé đi ngoài, số lượng, màu sắc của phân và khả năng uống bù nước, việc ăn uống của bé. Tuyệt đối, không được tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy, thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ. Cần cho trẻ bị nôn trớ đi ngoài đi khám ngay khi có các dấu hiệu như: tiêu chảy nặng hơn, sốt cao, co giật, nôn nhiều, chướng bụng, phân có lẫn máu…

Cho trẻ uống men ᴠi ѕinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị nôn trớ đi ngoài

Cho trẻ uống men ᴠi ѕinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng

Hiện nay, một phương pháp giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ bị nôn trớ đi ngoài hiệu quả được nhiều bố mẹ áp dụng đó chính là bổ sung men vi sinh cho trẻ hay nôn trớ

Theo các chuуên gia, men ᴠi ѕinh giúp cung cấp một lượng lớn ᴠi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ. Từ đó giúp tăng ѕức đề kháng của hệ tiêu hóa, các lợi khuẩn khi được bổ sung sẽ ức chế và kìm hãm ѕự phát triển của các hại khuẩn là tác nhân gâу bệnh. Nhờ đó, giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột với các triệu chứng nôn trớ, đi ngoài, tiêu chảy, táo bón… và nâng cao sức khỏe tổng thể cho bé yêu của bạn.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ