Hội chứng ruột kích thích đau ở đâu? Cách nhận biết sớm và xử lý kịp thời

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý khá phổ biến với nhiều dấu hiệu nhận biết như đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón. Mẹ có biết ruột kích thích đau ở đâu không? Hãy đọc ngay bài viết sau để biết các triệu chứng của bệnh và cách khắc phục nhanh cho trẻ.

Giải đáp thắc mắc hội chứng ruột kích thích đau ở đâu?

Đau bụng là triệu chứng chủ yếu của hội chứng ruột kích thích ở trẻ nhỏ. Trẻ có thể cảm thấy cơn đau lan tỏa hoặc đau trên rốn từng cơn mạnh hay đau âm ỉ phía dưới rốn. Cường độ đau ê ẩm, khó chịu cho tới mạnh dần, có khi cần phải đi cấp cứu. Cơn đau từng cơn và có khi đau làm cho trẻ không ngủ được. Trẻ bị đau khi căng thẳng, mệt mỏi và cần phải nghỉ ngơi. Nhiều trường hợp cảm giác cơn đau kèm với nặng bụng khiến con bị khó chịu, giảm nhẹ khi bé đi vệ sinh, đại tiện được.

Hội chứng ruột kích thích đau ở đâu? Cách nhận biết sớm và xử lý kịp thời

Trẻ bị ruột kích thích cảm thấy đau bụng từng cơn hay đau âm ỉ rất khó chịu

Các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích ở trẻ nhỏ

Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích ở mỗi trẻ là khác nhau, với các triệu chứng thường thấy gồm:

  • Đau bụng: Cơn đau có thể ở từng vùng bụng hoặc toàn bộ bụng, đau âm ỉ hoặc đau từng cơn. Đi nặng giúp trẻ giảm đau nhưng không chấm dứt hoàn toàn.
  • Thay đổi thói quen đi ngoài: Một số thói quen đi ngoài của trẻ thay đổi, ví dụ như trẻ nhỏ bị táo bón, đau đớn khi đi ngoài với phân cứng và nhỏ, trẻ bị tiêu chảy đi ngoài phân lỏng, cảm giác đi không hết phân, cũng có bé bị xen kẽ tiêu chảy và táo bón, đầy hơi, chướng bụng…
  • Muốn đi ngoài khẩn cấp: Nhu động ruột của trẻ hoạt động bất thường gây ra cảm giác muốn đi ngoài ngay lập tức.
  • Triệu chứng khác: Trẻ có thể bị ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, mệt mỏi, khó ngủ khi bị hội chứng ruột kích thích.

Cách khắc phục tình trạng ruột kích thích giúp bé mau khỏe

Phần lớn các trường hợp trẻ bị hội chứng ruột kích thích không có khả năng trị khỏi hoàn toàn. Việc điều trị thường dựa theo điều trị triệu chứng, giảm cảm giác khó chịu cho bé. Tuy không làm dứt điểm hẳn mọi triệu chứng nhưng sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống của con tốt hơn.

Bố mẹ có thể tham khảo các biện pháp khắc phục tình trạng ruột kích thích của trẻ như sau:

  • Sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng ruột kích thích theo đơn kê của bác sĩ, thường là thuốc giảm đau, giảm co thắt, thuốc chống táo bón, giúp nhuận tràng…
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ dinh dưỡng của con, ưu tiên cho con ăn các món ăn dễ tiêu hóa ở dạng lỏng để cơ thể hấp thu hiệu quả.

Hội chứng ruột kích thích đau ở đâu? Cách nhận biết sớm và xử lý kịp thời

Bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn

  • Cho trẻ uống nhiều nước để hỗ trợ tiêu hóa, giúp cơ thể thải độc, nhuận tràng và phòng tránh bị táo bón.
  • Tránh cho bé ăn các món ăn khó tiêu, dễ gây đầy hơi chướng bụng như khoai, sắn, hoa quả nhiều đường, bánh kẹo đồ ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ..
  • Loại bỏ các đồ uống có đường, nước ngọt có ga ra khỏi bữa ăn của bé. Tránh cho con ăn các thực phẩm để lâu ngày, đồ ăn có mùi ôi thiu..
  • Khuyến khích trẻ vận động nhiều với các môn thể thao ngoài trời như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đá bóng.. để nâng cao sức khỏe cho bé, giảm căng thẳng mệt mỏi là một trong những yếu tố gây bệnh.
  • Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện vào một khung giờ trong ngày để bé không nhịn đi vệ sinh, phòng ngừa táo bón.
  • Tăng cường men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều đặn để giúp bé ổn định sức khỏe hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa và các triệu chứng của ruột kích thích, phòng tránh bệnh ruột kích thích tái phát.

Hội chứng ruột kích thích đau ở đâu? Cách nhận biết sớm và xử lý kịp thời

Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng với men vi sinh cho bé

Sau khi đọc xong bài trên, chắc hẳn mẹ đã biết trẻ bị ruột kích thích đau ở đâu và nhận biết các dấu hiệu, cách cải thiện tình trạng cho con rồi. Nếu mẹ vẫn thấy trẻ bị đau không khỏi hoặc có dấu hiệu nặng hơn thì cần đưa bé đi gặp bác sĩ sớm.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ