Hiện tượng trẻ ăn hay bị trớ nguyên nhân do đâu?

Trẻ bị nôn trớ là hiện tượng bình thường, phổ biến nhưng vẫn khiến nhiều mẹ bỉm lo lắng về tình trạng này có làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của con mình hay không. Vậy, hiện tượng trẻ ăn hay bị trớ nguyên nhân do đâu?

Hiện tượng trẻ ăn hay bị trớ nguyên nhân do đâu?

Hiện tượng trẻ ăn hay bị trớ nguyên nhân do đâu?

Hiện tượng trẻ ăn hay bị trớ nguyên nhân do đâu?

Hệ tiêu hóa chưa phát triển

Do hệ tiêu hóa ở trẻ chưa được phát triển hoàn toàn, dạ dày nằm theo vị trí ngang, chưa có độ cong như ở người lớn cộng thêm việc cơ thắt tâm vị hoạt động kém nên mới xuất hiện tình trạng nôn trớ.

Mẹ cho bé bú hoặc ăn no 

Trung bình thì dạ dày của trẻ chỉ có thể chứa được 7-13ml/lần ăn. Đối với giai đoạn 3-6 ngày có thể chứa được 30-60ml/lần ăn, giai đoạn 1 tháng tuổi chứa được 80-150ml/lần ăn và từ giai đoạn 6-12 tháng chứa được 200-250ml/lần ăn. Nếu mẹ cho bé ăn vượt quá mức chứa cho phép của dạ dày sẽ làm cho bé bị nôn trớ.

Bệnh lý đường ruột

Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nôn trớ. Những bệnh lý thường gặp ở trẻ là: Viêm dạ dày, lồng ruột, viêm ruột,… và có thể kèm theo dấu hiệu như phát ban, đau bụng dữ dội, sốt, hay quấy khóc,…

Đầy bụng, khó tiêu

Một số dấu hiệu phổ biến như bụng trở nên cứng hơn, đi tiểu ít, con căng chướng bụng, quấy khóc nhiều, lười bú, bú ít,…

Khắc phục trẻ ăn hay bị trớ bằng cách nào?

Hiện tượng trẻ ăn hay bị trớ nguyên nhân do đâu?

Khắc phục trẻ ăn hay bị trớ bằng cách nào?

Trẻ bị trớ do bú mẹ

Mẹ cần cho con bú một cách từ từ, chia làm nhiều cữ bú, tránh để trẻ đói quá lâu bởi có thể khiến cho trẻ bú quá nhiều trong một lần.

Riêng với trường hợp trẻ bú bình thì các mẹ cho trẻ ăn theo nhu cầu nhưng không thấy trẻ bú được nhiều mà pha quá nhiều sữa.

Trẻ bị trớ do bệnh lý

Nếu trẻ ăn hay bị trớ kèm theo đó là hiện tượng sốt, đau bụng hay phát ban… thì bé đang bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm trùng đường ruột, viêm màng não, nhiễm khuẩn đường ruột… Lúc này mẹ tuyệt đối không được chủ quan mà nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có hướng khắc phục kịp thời nhất

Trẻ bị trớ do chế độ dinh dưỡng

Trong thực tế, trẻ bị trớ cũng có thể do chế độ dinh dưỡng bị thiếu canxi gây nên. Tình trang này đi kèm với biểu hiện trớ trẻ có thể hay vặn mình, giật mình.

  • Trẻ bú mẹ thì mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm canxi.
  • Trẻ bú bình các mẹ nên cân nhắc bổ sung thêm canxi thông qua chọn sữa hay các thực phẩm mà hàng ngày bé ăn.

Ngoài ra, để phòng ngừa trẻ sơ sinh không bị trớ sữa thì mẹ cũng cần lưu ý thêm các mẹo dưới đây:

  • Không nên cho con bạn ăn quá no, sau khi ăn thì nên vỗ để trẻ ợ hơi rồi mới đặt nằm.
  • Trẻ ăn no thì mẹ không nên để trẻ vận động mạnh, đùa nghịch.
  • Các bữa ăn của bé không nên xếp quá gần nhau, thời gian trung bình giữa các bữa ăn là từ khoảng 2.5 – 3 giờ.
  • Mẹ nên massage nhẹ nhàng quanh rốn nhẹ nhàng để việc co bóp dạ dày được giảm, tăng nhu động ruột, giảm tình trạng chướng bụng và bài tiết phân đều đặn.

Ngoài ra, mẹ cũng nên sử dụng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn để hỗ trợ tiêu hóa, giúp trẻ giảm nôn trớ nếu con đang mắc các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột. Dùng men vi sinh thường xuyên cũng là cách bảo vệ đường ruột của trẻ khỏi các bệnh hay gặp phải.

Hiện tượng trẻ ăn hay bị trớ nguyên nhân do đâu?

Bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con

Trên đây là nguyên nhân trẻ ăn hay hay bị trớ và cách xử lý hiệu quả tình trạng này mẹ nên bỏ túi ngay. Chúc mẹ sẽ có thêm cho mình 1 kiến thức chăm bé bổ ích nhé!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ