Chúng ta thường nghe nói nhờ có hệ miễn dịch tốt nên trẻ ít mắc bệnh cho thấy ảnh hưởng quan trọng của hệ miễn dịch đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nói riêng, con người nói chúng. Vậy hệ miễn dịch là gì? Những điều ba mẹ cần biết về hệ miễn dịch của trẻ.
Hệ miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch là một hệ thống được tạo thành từ các tế bào, lớp mô, protein và các cơ quan trong cơ thể. Vai trò chủ yếu của hệ miễn dịch là bảo vệ cơ thể, phát hiện, chống lại và loại bỏ các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,… từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.
Hệ miễn dịch cũng có thể phân biệt được các mô có trong cơ thể chúng ta hay các mô ngoại lai, các tế bào chết, bị lỗi cũng được phát hiện và loại bỏ. Nếu hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc không có cơ thể sẽ dễ dàng mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng.
Hệ miễn dịch là một hệ thống được tạo thành từ các tế bào, lớp mô, protein và các cơ quan trong cơ thể giúp chống lại tác nhân gây bệnh, bảo vệ cơ thể
Phân bố của hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch rất phức tạp, nằm rải rác khắp nơi trong cơ thể chúng ta như:
Nhờ đó các tế bào miễn dịch có thể được tạo thành và lưu trữ rải rác trên cơ thể và duy trì hoạt động bảo vệ cơ thể liên tục để chúng ta luôn luôn khỏe mạnh.
Phân loại hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch được chia thành 3 dạng chính gồm có:
Tiêm phòng theo đúng lịch tiêm chủng là cách tăng cường hệ miễn dịch chủ động cho bé
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh nắm giữ 80% tế bào miễn dịch của cơ thể
Các tế bào miễn dịch có trong đường ruột chiếm đến 80% tổng số tế bào miễn dịch của cơ thể. Hệ vi sinh đường ruột có vai trò quan trọng đối với quá tình hoạt hóa các tế bào miễn dịch, kích thích sự hình thành và phát triển của hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Lợi khuẩn (hay probiotic) giúp ngăn cản sự khu trú của các vi khuẩn gây bệnh thong qua khả năng ức chế hoạt động và cạnh trang thức ăn, vị trí bám dính, tạo thành hàng rào miễn dịch trong đường ruột. Đồng thời lợi khuẩn cũng có khả năng thúc đẩy đáp ứng miễn dịch dịch thể thông qua IgA tiết (IgAs). Lợi khuẩn là thành phần chiếm ưu thế trên bề mặt niêm mạc ruột, có thể chống lại các kháng nguyên, tác nhân gây bệnh, độc tố và làm giảm độc lực của vi khuẩn.
Hệ vi sinh đường ruột cân bằng với 85% lợi khuẩn tăng cường tiêu hóa giúp trẻ hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, kích thích sản xuất đầy đủ enzyme, thúc đẩy quá trình hoàn thiện của hệ tiêu hóa. Đồng thời giúp hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh hoạt động hiệu quả, nhanh chóng hoàn thiện hơn.
Bổ sung probiotic hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng ở trẻ
Hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện khi nào?
Khi mới chào đời hệ miễn dịch của bé hoạt động rất hiệu quả nhờ lượng kháng thể nhận được từ mẹ qua nhau thai và sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kháng thể nhận được khi còn là bào thai sẽ giảm mạnh trong 6 tháng đầu đời. Vì thế bé cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng sau sinh để được bổ sung kháng thể, duy trì hoạt động của hệ miễn dịch.
Sau 6 tháng, lượng kháng thể IgG có trong sữa mẹ cũng sẽ giảm dần nhưng hệ miễn dịch của bé vẫn chưa hoàn thiện. Khi được 3 – 4 tuổi hệ miễn dịch của bé mới có thể sản xuất đầy đủ kháng thể để chống lại bệnh nhiễm trùng. Thời gian từ 6 tháng đến 3 tuổi được gọi là “khoảng trống miễn dịch” của trẻ nhỏ, bé dễ mắc bệnh đường tiêu hóa, hô hấp và dị ứng.
Cách tăng khả năng miễn dịch cho trẻ
Để giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ mẹ cần:
Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp bé tăng khả năng miễn dịch trong giai đoạn mới chào đời
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu hệ miễn dịch là gì, vai trò của hệ miễn dịch đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để tăng khả năng miễn dịch cho bé mẹ cần cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tiêm chủng đầy đủ, có chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh và có hệ vi sinh đường ruột cân bằng.