Hệ miễn dịch hoạt động như thế nào? Hệ miễn dịch có mấy loại?

Hệ miễn dịch hoạt động như thế nào? Hệ miễn dịch có mấy loại? Tìm hiểu về đặc điểm và các hoạt động của hệ miễn dịch trong quá trình ngăn ngừa và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh để chủ động hỗ trợ, nâng cao sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

Hệ miễn dịch có mấy loại?

Hệ miễn dịch của con người được chi làm 3 loại, bao gồm:

Miễn dịch bẩm sinh

Hệ miễn dịch bẩm sinh còn được gọi là miễn dịch không đặc hiệu, được hình thành ngay từ lúc mới chào đời với cơ chế đề kháng tồn tại từ khi cơ thể chưa bị nhiễm trùng, khi vi sinh vật xâm nhập có thể đáp ứng rất nhanh chóng. Đây là hàng rào miễn dịch đầu tiên chống lại mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, bao gồm da và các vùng niêm mạc miệng, mũi, dạ dày, đường ruột, bài tiết,…

Hệ miễn dịch bẩm sinh chỉ chống lại các vi sinh vật gây bệnh, phản ứng theo một cơ chế chống hệt nhau và không thể phát hiện ra vật lạ không phải vi sinh vật. Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch bẩm sinh chỉ đáp ứng với những nhóm cấu trúc chung của những nhóm vi sinh vật không đặc hiệu, không phát hiện và ngăn chặn được những biến thể mới của những chủng khác nhau với sự thay đổi rất nhỏ qua mỗi lần biến đổi.

Hệ miễn dịch hoạt động như thế nào? Hệ miễn dịch có mấy loại?

Miễn dịch bẩm sinh không có bộ nhớ miễn dịch và không đặc hiệu

Miễn dịch thích ứng (hệ miễn dịch thu được)

Hệ miễn dịch thích ứng bảo vệ cơ thể trước những mầm bệnh vượt qua được miễn dịch bẩm sinh, xâm nhập vào cơ thể. Khi chúng ta tiếp xúc với mầm bệnh hoặc được tiêm vaccine có thể tự sản xuất ra kháng thể thích hợp để tấn công và tiêu diệt nhiều mầm bệnh khác nhau.

Hệ miễn dịch thích nghi cũng được gọi là hệ miễn dịch thu được, đặc hiệu với từng phân tử nhờ bộ nhớ miễn dịch lưu giữ lại thông tin của tác nhân gây bệnh từng xâm nhập vào cơ thể và tạo ra đáp ứng mạnh hơn so với lần xâm nhập trước đó.

Hệ miễn dịch thu được cũng có khả năng nhân ra sự khác biệt rất nhỏ giữa các vật lạ có bản chất nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng. Do đó hệ miễn dịch thu được cũng còn được gọi là hệ miễn dịch đặc hiệu với thành phần là các tế bào lympho B, lympho T và lympho NK chủ yếu có trong hạch bạch huyết, lá lách, tủy xương, tuyến ức nằm ở dưới xương ức.

Miễn dịch thụ động

Miễn dịch thụ động là hệ miễn dịch nhận được từ nguồn khác, không tồn tại lâu dài. Ví dụ thai nhi nhận được kháng thể từ mẹ qua nhau thai hay trẻ sơ sinh bú mẹ đồng thời cũng nhận được kháng thể từ mẹ thông qua sữa. Đây cũng là thời điểm mẹ cần lưu ý tăng cường hệ miễn dịch của trẻ qua việc bổ sung dưỡng chất tạo nguồn sữa chất lượng giàu kháng thể và lợi khuẩn cho bé.

Hệ miễn dịch thụ động sẽ bảo vệ trẻ trước một số bệnh nhiễm trùng trong khoảng 6 tháng đầu đời và lượng kháng thể có trong sữa mẹ sẽ sụt giảm nhanh chóng sau đó.

Hệ miễn dịch hoạt động như thế nào? Hệ miễn dịch có mấy loại?

Hệ miễn dịch thụ động bao gồm các kháng thể trẻ nhận được từ nhau thai và sữa mẹ

Hệ miễn dịch hoạt động như thế nào?

Hệ miễn dịch có nhiệm vụ phát hiện tác nhân gây bệnh trên toàn bộ cơ thể bằng cách nhận dạng các protein trên bề mặt tế bào, không bao gồm các protein của chính nó sau đó tiêu diệt chúng bằng kháng thể tương ứng. Quy trình hoạt động của hệ miễn dịch cụ thể như sau:

  • Khi kháng nguyên (bao gồm nấm, vi khuẩn, virus, độc tố, tế bào lỗi hoặc tế bào chết) đi vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ phối hợp một loạt các tế bào mới có thể phát hiện ra và tạo thành phản ứng miễn dịch.
  • Tế bào lympho B sẽ tiết ra kháng thể đặc hiệu bao gồm các protein tương ứng để vô hiệu hóa. Kháng thể được gọi chung là immunoglobulin (Ig) bao gồm một nhóm các hóa chất đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch như: IgA có trong các chất lỏng của cơ thể, ngăn không cho mầm bệnh xâm nhập; IgG dùng để đánh dấu mầm bệnh xâm nhập giúp các tế bào miễn dịch khác nhận ra chúng; IgM tiêu diệt vi khuẩn; IgE tiêu diệt ký sinh trùng và là nguyên nhân gây ra hiện tượng dị ứng; IgD gắn kết với lympho B để thực hiện phản ứng miễn dịch.
  •  Tế bào lympho T có nhiều loại đóng những vai trò khác nhau như các tế bào Th (Helper T) có nhiệm vụ phối hợp các phản ứng miễn dịch bằng cách phối hợp với các tế bào khác hoặc kích thích tế bào lympho B để tạo ra nhiều kháng thể hơn và một số lympho T lại có nhiệm vụ thu hút các thực bào ăn tế bào hoặc các tế bào T. Tế bào lympho T gây độc tế bào (tế bào Killer T) có nhiệm vụ tấn công các tế bào khác. Tế bào T tiêu diệt virus rất hiệu quả bằng cách nhận ra virus ngay trên bề mặt tế bào và tiêu diệt từng phần nhỏ của tế bào nhiễm bệnh.

Khi hệ miễn dịch ngừng hoạt động cơ thể sẽ bị mầm bệnh tấn công ngay lập tức, bệnh lý phát triển và xuất hiện biến chứng rất nhanh chóng, tính mạng bị đe dọa. Vì thế tăng khả năng miễn dịch chính là hoạt động nhằm củng cố tường thành bảo vệ sức khỏe của chúng ta được kiên cố, vững chắc nhất. Tuy nhiên, trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi xuất hiện khoảng trống miễn dịch do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện trong khi số lượng kháng thể IgG có trong sữa mẹ lại giảm sút rất nhanh sau 6 tháng đầu tiên.

Hệ miễn dịch hoạt động như thế nào? Hệ miễn dịch có mấy loại?

Trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi nên được bổ sung men lợi khuẩn để hỗ trợ tăng sức đề kháng

Để củng cố hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ mẹ cần nuôi con bú, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, có lối sống lành mạnh, thường xuyên vệ sinh cơ thể, nhà cửa, vật dụng cho bé, tiêm phòng đầy đủ và bổ sung men lợi khuẩn để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé. Điều này giúp kích thích hệ miễn dịch sản xuất nhiều kháng thể hơn, thúc đẩy hoàn thiện hệ miễn dịch.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ