Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện ở trẻ nhỏ, mẹ cần chăm sóc con như thế nào?

Hầu hết các cơ quan trong cơ thể trẻ sơ sinh đều chưa hoàn thiện, hoạt động chưa có hiệu quả tốt nhất. Hệ miễn dịch non nớt là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh truyền nhiễm, không được điều trị kịp thời có thể tạo thành biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện ở trẻ nhỏ, mẹ cần chăm sóc con như thế nào?

Đặc điểm hệ miễn dịch của trẻ nhỏ

Ngay khi còn là bào thai hệ miễn dịch của trẻ đã bắt đầu hình thành dựa trên các kháng thể được mẹ cung cấp qua nhau thai và được phân bố trên khắp cơ thể. Các kháng thể này sẽ bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, môi trường độc hại,… Có hệ miễn dịch khỏe mạnh trẻ có điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện trong giai đoạn đầu đời và có ảnh hưởng quan trọng đối với sức khỏe của bé trong cả cuộc đời.

Việc các cơ quan phân bố rải rác khắp cơ thể (trên da, các vùng niêm mạc, amindan cổ họng, đường ruột, tủy xương, hạch bạch huyết, cơ quan sinh dục,…) giúp hệ miễn dịch có thể sản xuất và lưu trữ các tế bào miễn dịch, hoạt động liên tục để bảo vệ toàn bộ cơ thể mạnh khỏe.

Trong 6 tháng đầu sau sinh trẻ vẫn tiếp tục được mẹ cung cấp kháng thể qua sữa. Các probiotics có trong sữa mẹ và đường ruột cũng kích thích hệ miễn dịch sản xuất nhiều kháng thể hơn. Trong 6 tháng đầu những trẻ bú mẹ hoàn toàn thường có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Sau 6 tháng, lượng kháng thể IgG có trong sữa mẹ sẽ giảm sút nhanh chóng trong khi hệ miễn dịch lại cần khoảng 36 tháng để hoàn thiện, sản xuất đầy đủ kháng thể như người trưởng thành. Giai đoạn từ 6 – 36 tháng tuổi được gọi là khoảng trống miễn dịch, trẻ rất dễ mắc bệnh truyền nhiễm ở hệ tiêu hóa và hô hấp.

Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện ở trẻ nhỏ, mẹ cần chăm sóc con như thế nào?

Hệ miễn dịch của trẻ hình thành trong thai kỳ bao gồm những kháng thể nhận được từ mẹ qua nhau thai

Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện ở trẻ nhỏ, mẹ cần chăm sóc con như thế nào?

Để hỗ trợ bảo vệ sức khỏe bé trong giai đoạn hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

Nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé ở dạng dễ hấp thụ nhất, phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé lại có thể chủ động điều chỉnh thành phần theo nhu cầu tại mỗi giai đoạn tăng trưởng của trẻ.

Sữa mẹ cũng cung cấp kháng thể và các vi khuẩn có lợi trong đường ruột giúp tăng cường tiêu hóa và miễn dịch hiệu quả, lành mạnh. Mẹ nên nuôi con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho bú xen kẽ với ăn dặm đến khi bé được ít nhất 24 tháng tuổi.

Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện ở trẻ nhỏ, mẹ cần chăm sóc con như thế nào?

Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thường xuyên cho trẻ ăn trái cây và rau xanh

Từ 6 tháng trở đi bé bắt đầu cần được ăn dặm để bổ sung đầy đủ và đa dạng dưỡng chất cho giai đoạn phát triển mới. Để tăng khả năng miễn dịch cho bé mẹ nên thường xuyên sử dụng rau xanh và trái cây tươi trong thực đơn hàng ngày. Các chất dinh dưỡng kích thích cơ thể tăng cường sản xuất tế bào bạch cầu và các interferon – một kháng thể ngăn tác nhân gây bệnh xâm nhập bằng cách bao phủ toàn bộ bề mặt tế bào.

Trong trái cây tươi và rau xanh cũng có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa có khả năng khử khuẩn, tiêu viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Cho bé ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ khiến cơ thể không sản xuất đủ tế bào miễn dịch để tấn công vi sinh vật gây bệnh và ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư. Mẹ cần giúp bé hình thành thói quen đi ngủ sớm (vào 21h và muộn nhất là trước 23h) để cơ thể sản xuất đầy đủ kháng thể hơn, chống lạ quá trình xâm nhập và gây bệnh của các vi sinh vật.

Trẻ sơ sinh mỗi ngày cần ngủ khoảng 18 – 20h và giảm dần cùng với quá trình phát triển của bé, khi bé 1 tuổi thời gian ngủ mỗi ngày giảm đi còn khoảng 10h/ngày.

Nói không với khói thuốc lá

Khói thuốc có chứa hơn 4.000 loại độc tố khác nhau, có thể gây kích ứng và tiêu diệt các tế bào miễn dịch. Trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ bị hen suyễn, nhiễm trùng tai, viêm phế quản, đột tử rất cao. Khói thuốc lá cũng làm ảnh hưởng đến chỉ số IQ và quá trình phát triển hệ thần kinh.

Vì thế cha mẹ cần chú ý tuyệt đối tránh xa khói thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Khuyến khích bé thường xuyên tập thể dục

Tập thể dục đều đặn hàng ngày có tác dụng làm tăng số lượng tế bào miễn dịch trong cơ thể, đồng thời còn giúp tăng cường quá tình trao đổi chất và tăng khả năng tiêu hóa – bài tiết giúp trẻ để trẻ cao lớn, khỏe mạnh và thông minh. Tập thể dục ngoài trời vào sáng sớm và chiều tối còn tăng cường hấp thụ vitamin D dưới da, thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe hơn.

Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện ở trẻ nhỏ, mẹ cần chăm sóc con như thế nào?

Khuyến khích bé thường xuyên tập thể dục giúp tăng số lượng tế bào miễn dịch cho cơ thể trẻ

Không tự ý cho bé sử dụng kháng sinh

Tự ý cho trẻ uống kháng sinh sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn như:

  • Không sử dụng đúng loại kháng sinh phù hợp với vấn đề sức khỏe mà trẻ đang gặp khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm.
  • Làm cơ thể suy yếu do kháng sinh sẽ tiêu diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn khiến hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, là nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, nhiễm trùng,… do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây nên.
  • Gây nhờn thuốc do cơ thể người bệnh xuất hiện các virus, vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh với mức độ tăng dần theo từng thế hệ.

Mẹ chỉ được cho bé uống kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời tuyệt đối tuân thủ những điều bác sĩ đã hướng dẫn như về cách uống, liều lượng,… để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh và giảm nguy cơ gây tác dụng phụ cho trẻ sử dụng kháng sinh.

Hạn chế khả năng trẻ tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh

Mẹ có thể giúp bé hạn chế khả năng tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh bằng cách thường xuyên dọn dẹp, lau chùi nhà cửa để làm sạch không gian sống. Đồng thời các đồ dùng riêng cho bé, quần áo, đồ chơi,… cũng cần được tẩy rửa và làm sạch để loại bỏ các tác nhân gây bệnh đang sống ký sinh tại đó.

Mẹ cũng nên giúp trẻ hình thành thói quen rửa tay trước – sau khi ăn, sau khi vui chơi hay hỉ mũi, hắt hơi và sau khi đi vệ sinh, thường xuyên tắm gội để loại bỏ ký sinh trùng gây bệnh bám trên da. Khi có dịch bệnh xảy ra mẹ cần hạn chế tối đa đưa trẻ ra ngoài.

Bổ sung men lợi khuẩn cho bé

Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện ở trẻ nhỏ, mẹ cần chăm sóc con như thế nào?

Men lợi khuẩn giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé

Men lợi khuẩn cung cấp cho hệ vi sinh đường ruột của trẻ một số lượng lớn probiotics để đạt trạng thái cân bằng. Với trẻ tiêu hóa kém, kết hợp cho con dùng sớm men vi sinh cũng là cách đơn giản giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ đề kháng cho bé.

Nhờ đó hệ tiêu hóa sản xuất nhiều enzyme hơn, tăng khả năng tiêu hóa. Đồng thời probiotics cũng góp phần tạo hàng rào miễn dịch ngăn chặn tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể và kích thích hệ miễn dịch sản xuất nhiều kháng thể, tế bào miễn dịch hơn, thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa và miễn dịch.

Cho bé tiêm phòng đúng lịch

Ngay khi bắt đầu mang thai bà mẹ nên tìm hiểu và chú ý theo dõi lịch tiêm chủng của Bộ Y tế. Từ tháng thứ 2 trở đi bé bắt đầu cần được tiêm vaccine để phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm phổ biến nhưng nguy hiểm. Bên cạnh tiêm đủ các mũi vaccine thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng, cha mẹ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại vaccine cần tiêm dịch vụ và nên tiêm ở đâu, thuộc giai đoạn phát triển nào để đảm bảo hiệu quả bảo vệ cơ thể, tăng khả năng miễn dịch.

Mặc dù hệ miễn dịch của trẻ dưới 3 tuổi chưa hoàn thiện nhưng mẹ có thể bù đắp cho bé bằng cách chăm sóc bé theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và những người có chuyên môn. Trong đó nuôi con bú mẹ, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, tăng cường bổ sung lợi khuẩn là những cách giúp trẻ tăng khả năng miễn dịch hiệu quả.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ