Các chuyên gia cho biết; nếu bé bị ngộ độc thức ăn; các triệu chứng sẽ xuất hiện từ 2 – 48 giờ sau ăn. Các triệu chứng ở trẻ thường sẽ kéo dài 1 – 2 ngày; có những bé kéo dài tới 1 tuần hoặc hơn nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng.
Triệu chứng ngộ độc thực phẩm ở trẻ sẽ xuất hiện từ 2 – 48 giờ sau ăn
Có nhiều ba mẹ hiện nay gặp phải khó khăn khi phân biệt bé bị ngộ độc thực phẩm với bệnh dạ dày ruột. Bởi thực tế, các triệu chứng của chúng khá giống nhau. Một số biểu hiện của bé bị ngộ độc thực phẩm ba mẹ cần chú ý là: nôn mửa; tiêu chảy; đau bụng; buồn nôn; sốt; ớn lạnh; đau đầu; bé quấy khóc quá mức…
Ngoài ra, nếu tình trạng ngộ độc thực phẩm ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn, tốt nhất các mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế ngay để được thăm khám kịp thời. Một số biểu hiện ở trẻ là:
Chăm sóc bé ngộ độc thực phẩm nhẹ tại nhà, các mẹ cần lưu ý:
+ Điều quan trọng hàng đầu mẹ cần chú ý là giữ cho bé đủ nước để thay thế lượng chất lỏng mà cơ thể bé bị mất do nôn mửa hay tiêu chảy. Mẹ hãy cho bé uống oresol với liều lượng đúng cách để đảm bảo bé nhận đủ nước và điện giải; hạn chế suy kiệt cơ thể.
Mẹ chú ý giữ cho bé đủ nước và điện giải để tránh bị suy kiệt cơ thể
+ Tránh bổ sung cho bé các thức uống nhiều đường như nước ngọt, nước đóng chai… Bởi chúng có thể làm các triệu chứng ở bé tồi tệ hơn.
+ Nếu ba mẹ thấy bé có dấu hiệu bất thường kèm theo mất nước nghiêm trọng; mẹ cần đưa bé tới thăm khám bác sĩ để cải thiện kịp thời.
+ Tuyệt đối không tự ý cho bé dùng thuốc cầm tiêu chảy khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Ba mẹ có thể giảm thiểu nguy cơ bé bị ngộ độc thực phẩm bằng việc tuân thủ quy trình bảo quản và chuẩn bị thực phẩm an toàn cho bé. Một số chú ý ba mẹ cần lưu ý là:
+ Bảo quản thực phẩm an toàn: Mẹ hãy rã đông thực phẩm ở trong tủ lạnh; tránh để trên mặt bếp hay trong bồn rửa. Không để bé ăn thịt hay gia cá cầm, cá chưa nấu chín trong tủ lạnh hơn 1 – 2 ngày. Với một số thực phẩm đóng gói bị vỡ niêm phong; thực phẩm đã quá hạn sử dụng… ba mẹ không nên cho bé sử dụng tiếp. Không để các thực phẩm hay đồ uống bên ngoài tủ lạnh hơn 1h trước khi tiêu thụ.
+ Chuẩn bị thực phẩm an toàn: Mẹ cần đảm bảo luôn rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn. Các loại rau củ và trái cây cần rửa sạch dưới vòi nước mát. Dùng các loại bàn chải sản xuất để loại bỏ bụi bẩn. Sau khi chuẩn bị thịt, gia cầm hay cá sống; mẹ nên vệ sinh kĩ các về mặt bếp với nước nóng. Chuẩn bị thớt, dao và dĩa riêng cho sản phẩm thịt sống.
+ Chế biến thực phẩm an toàn: Mẹ tuyệt đối không đặt thức ăn đã nấu chín trở lại đĩa hoặc thớt có chứa thức ăn chưa nấu chín. Luôn đảm bảo cho bé ăn chín uống sôi; không cho bé ăn đồ chưa chín kỹ hay đồ sống. Luôn hâm nóng thức phẩm tước khi cho bé bổ sung; tránh để bé ăn món nguội lạnh.
+ Bổ sung men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiêu hoá kém: Đây là giải pháp cung cấp hàm lượng dồi dào lợi khuẩn cho hệ tiêu hoá của bé. Nhờ đó thúc đẩy bé cân bằng hệ vi sinh đường ruột; ức chế các hại khuẩn làm tổn thương hệ tiêu hoá. Các lợi khuẩn sẽ giúp bé có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh; giảm thiểu các vấn đề do loạn khuẩn đường ruột gây ra.
Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ nhỏ của Anh Quốc
Nhờ bổ sung đầy đủ lợi khuẩn tăng cường tiêu hóa; bé không chỉ có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh mà còn tăng cường hệ miễn dịch dồi dào. Điều này giúp tạo tiền đề cho bé ăn ngon, hấp thu tốt và ngày càng khoẻ mạnh!
Tổng hợp: Dương Hoàng