Em bé không bú mẹ phải làm sao để con không thiếu chất?
Em bé không bú mẹ là một trong những nguyên nhân làm cho con chậm tăng cân, thiếu dinh dưỡng. Mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé lười bú và các biện pháp khắc phục kịp thời để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ hợp lý, tránh tình trạng suy dinh dưỡng xảy ra.
Nguyên nhân vì sao em bé không bú mẹ?
Khi thấy em bé không bú mẹ, mẹ cần tìm hiểu các nguyên nhân con bỏ bú để có biện pháp khắc phục và bổ sung dinh dưỡng kịp thời. Dưới đây là một số lý do khiến trẻ bỏ bú:
Thời gian cho con bú chưa hợp lý: Trẻ sơ sinh chưa được quyền chủ động trong việc bú mẹ, tất cả là do mẹ sắp xếp cho con bú thế nào. Nếu mẹ cho con bú quá lâu thì bé sẽ bị mệt và bú ít dần vào những cữ ăn sau.
Cho trẻ bú các cữ quá gần nhau khiến hệ tiêu hóa của con quá tải, dẫn tới bé bỏ bú
Do thay đổi vị sữa: Với những trẻ bú mẹ hoàn toàn thì chế độ dinh dưỡng của mẹ có thể làm thay đổi vị sữa, đặc biệt nếu mẹ ăn những món nhiều gia vị, nặng mùi, quá chua hoặc cay. Một số mẹ có thói quen hút sữa và trữ đông cũng làm cho vị sữa thay đổi khi rã đông, làm bé tù chối bú. Với trẻ bú sữa công thức, nếu mẹ đổi sang các loại sữa khác loại sữa khác cũng làm bé khó chấp nhận.
Sữa mẹ về không đều: Những mẹ có con đầu lòng rất dễ mắc phải tình trạng tắc tia sữa do tuyến sữa chưa hoạt động ổn định. Sữa mẹ về chậm làm cho trẻ gặp khó khăn khi bú mút. Trẻ bú không no làm cho con khó chịu, gắt gỏng và bỏ bú. Một trường hợp khác là do sữa mẹ về quá nhiều, tia mạnh làm cho con bị sặc sữa và có tâm lý sợ bú.
Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu, chưa hoàn thiện khiến cho con dễ bị các bệnh rối loạn tiêu hóa nếu sữa công thức không phù hợp, hoặc bé bú mẹ nhưng mẹ chưa có chế độ ăn lành mạnh. Trẻ bị bệnh đường tiêu hóa với các dấu hiệu đau bụng, táo bón, bỏ bú, chậm lên cân.
Trẻ mắc bệnh: Sức đề kháng yếu kém làm cho con dễ bị bệnh đường hô hấp, mũi, da, tai.. trẻ khó chịu và bú kém hơn, không chịu bú mẹ. Trường hợp trẻ sơ sinh bú kém cũng có thể là dấu hiệu bé bị vàng da, bố mẹ cần lưu ý.
Em bé không bú mẹ phải làm sao để con không thiếu chất?
Để cải thiện tình trạng trẻ bú kém, bé không bú mẹ thì dưới đây là một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng bỏ bú, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ hiệu quả:
Mẹ cần tránh xa những món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và có mùi nồng như ớt, tỏi, hạt tiêu, đồ ăn nhanh.. Thay vào đó, hãy lựa chọn những món ăn dễ tiêu hóa và không làm cho sữa mẹ thay đổi mùi vị khiến cho trẻ bỏ bú.
Những thực phẩm cay nóng, có mùi nồng có thể làm thay đổi mùi vị sữa mẹ
Sắp xếp các cữ ăn với lượng vừa đủ, cho con bú với khoảng cách mỗi cữ bú từ 2-3 giờ đồng hồ. Không ép trẻ bú quá nhiều trong cữ mà nên cho con bú theo nhu cầu dinh dưỡng của bé.
Với những mẹ tắc tia sữa, hãy thực hiện thông tia và kích sữa với máy hút sữa đều đặn hoặc tăng cữ bú cho con, giúp gọi sữa về dồi dào. Ở trường hợp mẹ quá nhiều sữa thì có thể hút bớt sữa đầu rồi cho con ti, hoặc vắt sữa ra bình và cho con bú bình.
Những mẹ quá ít sữa và không thể tiếp tục cho con bú cần tìm cách cho con ăn song song sữa mẹ và sữa công thức hoặc dùng sữa công thức hoàn toàn. Mẹ có thể tìm loại sữa có vị gần giống sữa mẹ nhất và chọn sữa phù hợp với trẻ, giúp con bú tốt hơn.
Hệ tiêu hóa còn yếu ớt khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý đường ruột, làm cho trẻ kém ăn, bỏ bú kèm theo nhiều dấu hiệu khác. Bố mẹ nên tăng cường men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều đặn mỗi ngày để khắc phục các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng hơn, kích thích bú sữa nhiều hơn, đồng thời hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa của con với men vi sinh, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé
Mẹ đừng quá lo lắng khi thấy có tình trạng em bé không bú mẹ mà hãy áp dụng các biện pháp trên để bé bú tốt trở lại, phòng tránh tình trạng thiếu chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của con.