Em bé bị trớ sữa: khi nào là bất thường?

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa có thể do các yếu tố sinh lý, không gây nguy hiểm nhưng cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý, ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Trong một vài trường hợp còn có thể đe dọa tính mạng của bé. Em bé bị trớ sữa: khi nào là bất thường?

Em bé bị trớ sữa: khi nào là bất thường?

Trước khi tìm hiểu khi nào em bé bị trớ sữa là bất thường chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trớ sữa.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trớ sữa

  • Cho bé bú quá no hoặc bé bị dị ứng đạm sữa bò, bất dung nạp lactose. Một số trẻ bị dị ứng đạm sữa bò có hiện tượng bị nôn trớ cả khi mẹ uống sữa hay sử dụng các chế phẩm từ sữa.
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc virus gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, cúm dạ dày, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa,…
  • Trẻ uống kháng sinh, vitamin, thuốc chống viêm,… cũng là nguyên nhân gây trớ sữa
  • Trẻ khóc quá nhiều kích hoạt phản xạ nôn trớ
  • Trẻ bị say tàu xe, dị ứng thực phẩm cũng gây trớ sữa
  • Bé bị chấn động do ngã, va chạm,… có thể gây nôn trớ, chóng mặt, buồn ngủ, khó chịu, thiếu tỉnh táo,…
  • Trẻ bị nhiễm độc, vô tình tiếp xúc với hóa chất, chất kích thích, sử dụng thức ăn nước uống không đảm bảo vệ sinh,… cũng gây nôn trớ
  • Bé bị tắc ruột (lồng ruột, xoắn ruột, Hirschsprung) cũng gây nôn trớ.
  • Trẻ bị hẹp môn vị khiến sữa trong dạ dày không thể di chuyển đến ruột gây nôn trớ mạnh

Em bé bị trớ sữa: khi nào là bất thường?

Trẻ khóc quá nhiều kích hoạt phản xạ nôn trớ

Em bé bị trớ sữa khi nào là bất thường?

Thực tế, phần lớn trẻ sơ sinh đều bị nôn trớ, nhất là trong những tuần đầu sau sinh khi bú no hoặc lúc vặn mình. Tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh thường tự hết sau khoảng 6 – 24 giờ mà mẹ không cần phải áp dụng phương pháp điều trị nào. Vì thế, khi bé nôn trớ hay vặn mình nhưng con vẫn bú ngoan và khỏe mạnh, tăng cân bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng.

Em bé bị trớ sữa được coi là bất thường khi xuất hiện các biểu hiện:

  • Trẻ không tăng cân hoặc bị sụt cân
  • Quấy khóc quá nhiều
  • Trẻ bỏ bú
  • Trẻ bị mất nước gây khô miệng, da, khóc có rất ít hoặc không có nước mắt, ít đi tiểu,…
  • Chất nôn có lẫn màu hoặc dịch nhầy màu xanh, vàng hoặc chất nôn có hình thức  tương tự bã cà phê
  • Trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài ra máu
  • Trẻ bị sốt
  • Trẻ trên 6 tháng tuổi mới bắt đầu bị nôn trớ

Ngay khi nhận thấy trẻ bị trớ sữa đi kèm 1 hay nhiều dấu hiệu bất thường kể trên mẹ cần đưa ngay đến các bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời, tránh những nguy hiểm không đáng có trong trường hợp trẻ bị nôn trớ do bệnh lý.

Một số cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc chất nôn trớ

Ngay khi nhận thấy bé bị sặc chất nôn trớ – dị vật đường thở mẹ cần áp dụng cách chữa trớ sữa ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Không được dùng tay móc chất nôn ra
  • Áp dụng phương pháp Heimlich để tống dị vật ra ngoài
  • Đưa trẻ đến cơ sơ y tế gần nhất nếu thấy trẻ vẫn còn mệt, khó chịu sau khi đã đưa dị vật đường thở ra ngoài

Các phương pháp Heimlich tống dị vật đường thở ra ngoài:

a/ Phương pháp Heimlich vỗ lưng:

  • Dùng 1 tay để đỡ trẻ nằm sấp xuống
  • Bàn tay đỡ  dưới đầu sao cho cổ thấp hơn thân
  • Dùng tay còn lại vỗ lên lưng, giữa 2 bả vai của trẻ khoảng 5 lần

Em bé bị trớ sữa: khi nào là bất thường?

Phương pháp Heimlich tống dị vật đường thở ra ngoài

b/ Phương pháp Heimlich ấn ngực:

  • Đỡ trẻ nằm ngửa bằng 1 tay
  • Bàn tay đỡ đầu và cổ sao cho thấp hơn thân
  • Hút sạch sữa bị trào ra ở mũi và họng (nếu có)
  • Dùng 2 ngón tay của bàn tay còn lại ấn mạnh 5 lần vào vùng dưới ức
  • Kiểm tra lại, có thể kết hợp cả 2 phương pháp Heimlich đến khi tống được dị vật ra ngoài

Em bé bị trớ sữa là hiện tượng bình thường, sẽ giảm dần và kết thúc theo quá trình lớn lên của bé. Đối với những bé bị dị ứng sữa mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại sữa phù hợp với trẻ. Tuy nhiên sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trừ những trường hợp mẹ bị mất sữa buộc phải cho con uống sữa công thức, những mẹ bỉm khác nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Đây cũng là một trong những cách giúp giảm trớ sữa cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

Em bé bị trớ sữa: khi nào là bất thường?

Mẹ có thể cho bé uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và nâng cao đề kháng cho trẻ

Bên cạnh đó, Với trẻ trên 1 tháng tuổi bị trớ sữa, mẹ có thể cho bé uống men vi sinh cho trẻ hay nôn trớ bổ sung lợi khuẩn để thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng bé bị trớ sữa. Phương pháp này có thể áp dụng cho cả trẻ bị trớ sữa do mắc bệnh đường tiêu hóa hay bị dị ứng sữa đều mang lại hiệu quả tốt. Ngoài ra, tăng cường lợi khuẩn sớm cho bé, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh đẻ mổ hay sinh non, còn giúp cân bằng hệ vi sinh, duy trì hoạt động ổn định của đường ruột và hỗ trợ tăng cường tiêu hóa tối ưu cho bé. Nhờ đó, cải thiện hiệu quả các vấn đề tiêu hóa ở bé như tiêu chảy, táo bón, nôn trớ,… hiệu quả.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ