Đường ruột yếu khiến trẻ táo bón, mẹ phải làm sao?

Hiện nay, tình trạng đường ruột yếu khiến trẻ táo bón khiến nhiều bố mẹ lo lắng và tìm cách khắc phục nhanh chóng cho con mình. Vậy, đường ruột yếu khiến trẻ táo bón, mẹ phải làm sao?

Những dấu hiệu đường ruột yếu khiến trẻ táo bón

Đường ruột yếu khiến trẻ táo bón, mẹ phải làm sao?

Những dấu hiệu đường ruột yếu khiến trẻ táo bón

Trẻ đầy bụng, khó tiêu: Mẹ quan sát và đặt tay lên bụng bé, nếu thấy bụng con phình to và cơ bụng căng cứng chứng tỏ bé đang bị đầy bụng khó tiêu.  Đây là dấu hiệu dễ nhận biết bệnh táo bón ở trẻ.

Trẻ quấy khóc, biếng ăn: Bé tự nhiên quấy khóc không rõ lý do, ăn ít, mặt nhăn nhó là một trong những dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh. 

Đi ngoài ít hơn bình thường: Thông thường, với trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thì bé đi ngoài từ 1 -2 lần/ngày.

Với trẻ bú thêm sữa công thức thì số lần đi ngoài của bé sẽ giảm đi. Nếu bé đi ngoài ít hơn số lần bình thường thì con có khả năng cao bị táo bón. Khi đó, phân vón cục, rắn, đau khi rặn. Khi đi ngoài thì bé sẽ có biểu hiện nhăn nhó mặt, đỏ bừng mặt khi. Đây là những biểu hiện cơ bản nhất của đường ruột yếu khiến trẻ bị táo bón lâu ngày

Giải pháp cải thiên tình trạng trẻ đường ruột bị táo bón

Đường ruột yếu khiến trẻ táo bón, mẹ phải làm sao?

Giải pháp điều trị đường ruột yếu khiến trẻ táo bón

Dưới đây là một số cách cải thiện đường ruột yếu khiến trẻ táo bón hiệu quả mà nhất định các bố mẹ nên biết. Cụ thể như sau:

  • Mẹ tập cho bé ăn nhiều rau xanh và trái cây chín từ khi còn nhỏ và khuyến khích con chạy nhảy, nô đùa… Đây là những cách đơn giản để giúp táo bón tránh xa trẻ. Tùy theo từng nguyên nhân mà mẹ tìm cách điều trị nhưng việc điều chỉnh lại chế độ ăn vẫn là quan trọng nhất.
  • Uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng tuổi thì bú mẹ hoàn toàn không cần uống thêm nước nhưng nếu bé bị táo bón do đường ruột yếu thì vẫn cho uống 100 – 200 ml nước/ngày. Trẻ ăn dặm từ 6 – 12 tháng tuổi thì uống 200 – 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500- 600ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống khoảng 1000ml nước/ngày. 
  • Chọn loại sữa công thức phù hợp không gây táo bón, có bổ sung thêm thành phần chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang
  • Đối với trẻ lớn thì không nên ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có gas, cà phê…
  • Mẹ tích cực xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải qua bên trái ngày 3 – 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn.
  • Nên tập cho con thói quen đi đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì xi ị hoặc cho trẻ ngồi bô vào một giờ nhất định.
  • Ngoài ra thì mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng cho bé một số loại thuốc có khả năng chống táo bón như: Thuốc nhuận tràng, men tiêu hóa, vitamin C….
  • Đặc biệt, để giữ cho hệ vi sinh đường ruột của con luôn được ổn định, việc bổ sung men probiotic tốt cho trẻ sơ sinh chính là biện pháp hữu dụng và an toàn nhất với các bé được nhiều bố mẹ tin chọn hiện nay. Việc tăng cường lợi khuẩn qua chế phẩm men vi sinh sẽ hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, tăng cường đề kháng hiệu quả cho con yêu của mẹ. 

Đường ruột yếu khiến trẻ táo bón, mẹ phải làm sao?

Kết hợp bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa cho bé yêu

Cụ thể, khi các lợi khuẩn được bổ sung, chúng sẽ giúp nhanh chóng tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh, duy trì đường ruột giúp các bé đi ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, các lợi khuẩn còn giúp kìm hãm và ức chế các hại khuẩn trong đường ruột. Nhờ đó phòng ngừa và cải thiện các vấn đề tiêu hóa kém ở trẻ em như: táo bón, tiêu chảy, nôn trớ,… Đồng thời, lợi khuẩn còn kích thích sản sinh kháng thể giúp tăng cường miễn dịch cho bé của mẹ đấy!

Hi vọng rằng những chia sẻ hữu ích trên đây đã giúp các mẹ có những thông tin cần thiết về việc chữa trị cho trẻ bị táo bón do đường ruột yếu một cách hiệu quả nhất. Chúc bé luôn khỏe mạnh!

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ