Điều trị trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý gì?

Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng cần được khắc phục nhanh, ngăn ngừa diễn biến xấu có thể xảy ra đối với sức khỏe và quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Điều trị trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý gì?

Nguyên nhân trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện tất cả các chức năng của cơ thể. Do đó con dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động từ môi trường bên ngoài. Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng cũng có thể do chịu ảnh hưởng của một vài nguyên nhân như:

  • Cha mẹ chăm sóc con không đúng cách: Chế độ ăn không phù hợp, không vệ sinh sạch sẽ vật dụng, không gian sinh hoạt, cơ thể trẻ và thực phẩm không đảm bảo VSATTP khiến trẻ bị nhiễm khuẩn. Một số bà mẹ muốn nhanh lấy lại vóc dáng bằng cách không cho con bú cũng khiến sức đề kháng của trẻ bị suy yếu, dễ bị mắc bệnh đường hô hấp, tiêu hóa khiến trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng.
  • Chế độ ăn không phù hợp: Trẻ sử dụng loại sữa công thức không đúng độ tuổi, trẻ ăn dặm quá sớm gây rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, suy dinh dưỡng. Hoặc thực đơn ăn dặm hàng ngày không cung cấp đầy đủ, cân bằng các dưỡng chất (tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ) hay mẹ chế biến món ăn không hợp khẩu vị cũng khiến trẻ giảm hứng thú với thức ăn, biếng ăn.
  • Trẻ uống thuốc kháng sinh dài ngày khiến một lượng lớn lợi khuẩn bị tiêu diệt và gây loạn khuẩn đường ruột.
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ cho con bú và của trẻ không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, làm giảm khả năng tiết enzyme tiêu hóa và sản xuất kháng thể, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa và miễn dịch, tăng nguy cơ trẻ nhiễm bệnh và biếng ăn suy dinh dưỡng.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Trẻ thường xuyên ăn vặt, uống nước ngọt đóng chai, nước uống có ga trong các bữa ăn phụ có thể khiến trẻ bị thay đổi khẩu vị và làm ảnh hưởng đến bữa ăn chính, làm bé biếng ăn.
  • Trẻ bị biếng ăn suy dinh dưỡng cũng có thể do mắc bệnh lý khiến cơ thể mỏi mệt, chán ăn, giảm cân và dẫn tới suy dinh dưỡng.

Điều trị trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý gì?

Trẻ nhỏ chưa hoàn thiện tất cả các chức năng của cơ thể nên dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động từ môi trường bên ngoài gây bệnh

Lưu ý khi điều trị trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

Khi cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng tại nhà, cha mẹ cần chú ý:

1. Xây dựng kế hoạch chăm sóc trẻ

Khi bé biếng ăn và bị suy dinh dưỡng mẹ cần xây dựng một kế hoạch chăm sóc trẻ cụ thể và đúng khoa học. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm ở đường hô hấp và tiêu hóa khiến trẻ biếng ăn, sức khỏe suy giảm. Mẹ cần có kế hoạch chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ để hỗ trợ các hệ cơ quan phát triển – hoàn thiện nhanh hơn.

Điều trị trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý gì?

Xây dựng kế hoạch chăm sóc trẻ đúng khoa học, hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng hơn, cải thiện tình trạng biếng ăn suy dinh dưỡng

2. Xây dựng thực đơn hợp lý, cân bằng dinh dưỡng

Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng cần được ăn đủ 3 bữa/ngày với đầy đủ dưỡng chất gồm tinh bột, chất xơ, chất béo, protein với tỉ lệ phù hợp, cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất. Đồng thời mẹ nên chế biến thức ăn thành nhiều món, trình bày bắt mắt để kích thích vị giác, nâng cao khẩu vị cho trẻ, cải thiện tình trạng biếng ăn.

Trẻ cũng nên được ăn thêm 2 bữa phụ/ngày với các món như sữa chua, sữa công thức, trái cây tươi, bánh flan, ngũ cốc,…để giúp bé bổ sung thêm dưỡng chất, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng do biếng ăn.

3. Chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa

Mẹ nên cho con ăn một lượng thức ăn vừa phải, chia đều thành các phần bằng nhau để bé có thể hấp thụ đủ dinh dưỡng:

  • Trẻ 1 – 2 tuổi ngoài uống sữa mẹ và sữa công thức mẹ có thể cho con ăn thêm khoảng 3 – 4 bữa ăn khác.
  • Trẻ trên 2 tuổi có thể ăn khoảng 5 – 6 bữa/ngày.

Những trẻ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng cần được đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để được bác sĩ tư vấn cách cải thiện tình trạng biếng ăn suy dinh dưỡng.

4. Cho trẻ uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn

Men vi sinh giúp trẻ bổ sung ít nhất 1 tỷ CFU lợi khuẩn trong mỗi liều uống, hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột của bé nhanh chóng cân bằng, mạnh khỏe. Nhờ đó có thể hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, cải thiện tình trạng biếng ăn. Khi hệ vi sinh cân bằng hệ miễn dịch cũng có thể sản xuất được nhiều kháng thể hơn, tăng khả năng đề kháng, chống lại bệnh tật, phòng ngừa biếng ăn, suy dinh dưỡng cho trẻ.

Điều trị trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý gì?

Cho trẻ biếng ăn uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa

5. Bổ sung chất béo lành mạnh vào khẩu phần ăn hàng ngày

Chất béo lành mạnh không chỉ giúp trẻ bổ sung đầy đủ năng lượng cần thiết để các hệ cơ quan hoạt động hiệu quả. Đồng thời chất béo lành mạnh cũng cần thiết cho quá trình hấp thụ các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K,… Nhờ đó trẻ được tăng sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, hay ốm vặt,…

6. Tăng cường bổ sung dưỡng chất

Tùy từng giai đoạn phát triển mà lượng dưỡng chất bé cần bổ sung mỗi ngày cũng được thay đổi cho phù hợp. Mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, thực phẩm giàu calo, protein, chất béo lành mạnh để giúp trẻ tăng cân dễ dàng hơn.

7. Duy trì bữa ăn vui vẻ mỗi ngày

Cha mẹ không nên ép bé ăn, quát mắng tạo áp lực khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, sợ hãi khi bữa ăn đến. Hãy biến những bữa ăn thành niềm vui bằng cách tạo ra không khí thoải mái, vui vẻ và tuyệt đối không nên quát mắng, ép bé ăn để giúp con ăn ngon miệng hơn, cải thiện tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng.

Điều trị trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý gì?

Duy trì bữa ăn vui vẻ mỗi ngày để bé ăn ngon miệng hơn

8. Tập cho trẻ thói quen rèn luyện thân thể

Thường xuyên tập luyện giúp trẻ tăng cường quá trình trao đổi chất, tiêu hóa, tiêu hao nhiều năng lượng và nâng cao sức khỏe. Nhờ đó trẻ cũng cảm thấy đói bụng thèm ăn, cải thiện tình trạng biếng ăn suy dinh dưỡng.

Bên cạnh những lưu ý khi điều trị trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng mẹ cũng nên xây dựng thời gian biểu cho các bữa ăn đúng khoa học, thường xuyên thay đổi thực đơn hay cùng ăn  với con,… để bé có hứng thú với bữa ăn hơn. Đồng thời uống men vi sinh trong ít nhất 12 ngày đến 3 tháng để duy trì và tối ưu hiệu quả bổ sung lợi khuẩn cho trẻ.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ