Điều trị trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng – Những điều ba mẹ cần biết

Trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng cần được cải thiện nhanh chóng, bằng những phương pháp an toàn để tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ. Những điều ba mẹ cần biết về điều trị trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng!

Tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ em là gì?

Tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ em là tình trạng trẻ bị tiêu chảy do vi khuẩn gây nên. Các yếu tố nguy cơ tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ bao gồm:

a/ Các yếu tố chủ quan:

  • Hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện trong khi lượng kháng thể trẻ nhận được từ mẹ lại bị giảm dần khi lớn lên. Trẻ bị suy dinh dưỡng hay vừa khỏi bệnh lý truyền nhiễm như thủy đậu, quai bị, sởi,… có nguy cơ bị tiêu chảy nhiễm trùng cao.
  • Trẻ có xu hướng thích giao tiếp, khám phá xung quanh làm tăng nguy cơ tiếp xúc mầm bệnh.

b/ Các yếu tố khách quan:

  • Thức ăn, nước uống của trẻ không đảm bảo ATVSTP, bị nhiễm khuẩn.
  • Dụng cụ chế biến thức ăn và tay người nấu ăn không được vệ sinh sạch sẽ trước khi chế biến.
  • Người chăm sóc xử lý chất thải sau khi bé đi vệ sinh không đúng cách.

Điều trị trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng - Những điều ba mẹ cần biết

Tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ em là tình trạng trẻ bị tiêu chảy do vi khuẩn gây nên

Các vi khuẩn dễ khiến trẻ bị tiêu chảy phổ biến gồm có:

  • Vi khuẩn đường ruột E.coli (Escherichia coli)
  • Vi khuẩn hiếu khí gram âm Campylobacter jejuni
  • Vi khuẩn hình que Salmonella
  • Vi khuẩn tả Vibrio cholerae

Sau khi các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn xâm nhập vào cơ thể sẽ tiết ra độc tố trong đường ruột khiến quá trình hấp thụ nước và chất điện giải tại ruột non bị rối loạn. Nước sẽ được đưa xuống đại tràng mà không được hấp thụ trở lại thành ruột gây tiêu chảy.

Triệu chứng tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ

Triệu chứng tiêu chảy nhiễm khuẩn lâm sàng với từng chứng bệnh cụ thể ở trẻ bao gồm:

  • Tả: Tiêu chảy khởi phát nhanh trong 24h, trẻ đi ngoài liên tục, phân lỏng hoặc đi ngoài ra nước có màu đục như nước vo gạo, nôn, không sốt, đau quặn bụng, trẻ không mót rặn.
  • Lỵ: Trẻ đi ngoài nhiều lần, sốt cao, phân có lẫn máu và dịch nhầy, đau quặn bụng thành từng cơn và mót rặn.
  • Độc tố tụ cầu: Đi ngoài nhiều lần , phân lỏng hoặc đi ngoài ra nước, buồn nôn, bị nôn, không bị sốt.
  • Nhiễm khuẩn E.coli: Những trẻ nhiễm khuẩn E.coli sản xuất độc tố trong đường ruột (ETEC): Đi ngoài phân lỏng, không có nhầy máu, không sốt, thường tự khỏi. Trẻ nhiễm khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột (EIEC, EPEC, EHEC): Trẻ đi ngoài phân lỏng có thể có lẫn máu và dịch nhầy hoặc không, bụng đau quặn, mót rặn, sốt.
  • Nhiễm khuẩn Salmonella: Đi ngoài phân lỏng, nôn, đau bụng, sốt cao.

Điều trị trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng như thế nào?

Nguyên tắc điều trị trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng

3 nguyên tắc điều trị tiêu chảy nhiễm trùng cho trẻ và luôn luôn cần được áp dụng chính xác:

  • Đánh giá mất độ mất nước do tiêu chảy ở trẻ để chọn phác đồ điều trị bù nước và chất điện giải
  • Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng để phán đoán tác nhân gây bệnh và kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp cho trẻ.
  • Điều trị các triệu chứng

Điều trị trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng - Những điều ba mẹ cần biết

Khi chữa tiêu chảy nhiễm trùng cho trẻ phải tuân thủ đầy đủ 3 nguyên tắc điều trị

Bổ sung nước và chất điện giải

  • Trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng chưa có dấu hiệu mất nước có thể bổ sung nước và chất điện giải tại nhà để phòng ngừa mất nước và rối loạn điện giải.
  • Trẻ bị mất nước hoặc mất nước nghiêm trọng cần được bù nước bằng đường uống và truyền tĩnh mạch.
  • Cho trẻ uống dung dịch oresol pha sẵn hoặc tự pha tại nhà theo đúng công thức của nhà sản xuất. Trẻ chưa có dấu hiệu mất nước dưới 2 tuổi cho uống 50 – 100ml/lần, trẻ trên 2 tuổi uống 100 – 200ml/lần giữa hoặc sau mỗi lần trẻ đi ngoài. Trẻ có dấu hiệu mất nước cho uống dung dịch oresol trong 4 giờ đầu tiên theo công thức sau: Số lượng ORS ước tính (ml) cần dùng= cân nặng trẻ (kg) x 75.

Sử dụng kháng sinh

Trẻ bị tiêu chảy thường không được sử dụng kháng sinh vì không có hiệu quả điều trị bệnh còn làm tình trạng loạn khuẩn đường ruột nghiêm trọng hơn do kháng sinh tiêu diệt lợi khuẩn đang có trong đường ruột. Mẹ chỉ cho bé uống kháng sinh sau khi đi khám và được bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh khi điều trị bệnh tả, lỵ, tiêu chảy Campylobacter.

Uống men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa

Với trẻ tiêu hóa kém, ba mẹ có thể kết hợp cho bé uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, kích thích khả năng tiêu hóa và miễn dịch cho trẻ. Nhờ đó tiêu chảy nhanh chóng được cải thiện.

Điều trị trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng - Những điều ba mẹ cần biết

Cho trẻ uống men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé

Thuốc hỗ trợ điều trị

  • Khi bị tiêu chảy nhiễm trùng trẻ có thể bị sốt, cần được hạ sốt bằng thuốc Paracetamol để giảm bớt khó chịu, kích thích, giúp trẻ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng tốt hơn.
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi bổ sung kẽm với liều lượng 10mg/ngày, trẻ hơn 6 tháng tuổi bổ sung 20mg/ngày.
  • Vitamin A thiếu hụt sau mỗi đợt tiêu chảy gây tổn thương giác mạc và cần được bổ sung.
  • Không tự ý cho trẻ uống các thuốc chống tiêu chảy Kaolin, Smectic, Loperamid, Bismuth,… có nhiều tác dụng phụ và có thể khiến tiêu chảy kéo dài hơn.

Để điều trị trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng nhanh chóng để giảm nguy cơ biến chứng gây nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên bố mẹ không được tự ý cho bé uống thuốc kháng sinh và thuốc điều trị tiêu chảy khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ