Điều trị nhiễm trùng đường ruột ở trẻ như thế nào?

Trẻ có dấu hiệu nôn mửa, sốt cao, đau quặn bụng, tiêu chảy,… mẹ không biết bé đang bị tiêu chảy hay bị nhiễm trùng đường ruột và không biết điều trị cho bé như thế nào. Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ biết cách để điều trị nhiễm trùng đường ruột ở trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

Điều trị nhiễm trùng đường ruột ở trẻ như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

Khi trẻ bị nhiễm trùng đường ruột, trẻ sẽ có các biểu hiện như: Trẻ cảm thấy đau quặn bụng, khó chịu, trẻ bị tiêu chảy, phân lỏng có lẫn chất nhầy và máu. Ngoài ra, trẻ cũng có thể có các triệu chứng khác như: nôn mửa, sốt, đau cơ, mất nước so tiêu chảy, đau dầu, mệt mỏi, sụt cân,… Mẹ quan sát thấy bé có những triệu chứng trên thì có khả năng bé đang nhiễm trùng đường ruột.

Nhiễm trùng đường ruột là tình trạng đường ruột của trẻ bị nhiễm khuẩn mà nguyên nhân chính là do bị vi khuẩn tấn công. Vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột của bé thông qua đường ăn uống, khi chúng đi vào được ruột sẽ sinh sản, sản xuất độc tố rồi tấn công cơ thể.

Điều trị nhiễm trùng đường ruột ở trẻ như thế nào?

Để điều trị nhiễm trùng đường ruột, nguyên tắc chủ yếu là phải giữ đủ nước và tránh các biến chứng. Điều trị nhiễm trùng đường ruột ở trẻ có 2 trường hợp:

Trường hợp nhẹ

Điều trị nhiễm trùng đường ruột ở trẻ như thế nào?

Điều trị nhiễm trùng đường ruột ở trẻ trong trường hợp nhẹ

Trường hợp bé bị nhẹ, bé sẽ có biểu hiện đi ngoài, tiêu chảy nhiều lần, nhưng không sốt, không chán ăn. Với trường hợp này, mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà. Mẹ nên cho bé uống nước đầy đủ và điều chỉnh chế độ ăn uống để tình trạng tiêu chảy của bé không chuyển biến nặng hơn.

  • Khi bị nhiễm trùng đường ruột, trẻ bị tiêu chảy dẫn đến mất nước và các chất điện giải. Mẹ nên cho trẻ uống nước để bổ sung lại lượng nước đã mất, giúp bé đỡ mệt mỏi và khỏe hơn trong quá trình điều trị. Đối với trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ, thì mẹ nên tiếp tục cho bé bú để bổ sung nước cho trẻ.
  • Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong ngày cho trẻ. Trẻ dễ chán ăn, biếng ăn trong quá trình bị bệnh, vì vậy mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để trẻ không bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong ngày. Việc cho bé ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng giúp bé có được năng lượng và xây dựng nên một hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.
  • Mẹ nên làm mềm thức ăn để trẻ dễ nuốt và tiêu hóa. Khi trẻ bị bệnh, mẹ có thể cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng để bé dễ tiêu hóa hơn như cháo, súp,…
  • Với trẻ nhỏ, mẹ có thể bổ sung cho trẻ các loại trái cây có nhiều kali như chuối, cam, nước dừa tươi,… Chất xơ và kali sẽ giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, như vậy trẻ có thể xây dựng một cơ thể khỏe mạnh hơn.

Điều trị nhiễm trùng đường ruột ở trẻ như thế nào?

Men vi sinh hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho trẻ

  • Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm men vi sinh có chứa các lợi khuẩn tăng cường hệ tiêu hóa, những lợi khuẩn này sẽ giúp cân bằng môi trường hệ vi sinh vật trong đường ruột của bé, giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy của trẻ. Men vi sinh còn có công dụng hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp bé chống chọi lại với nhiều loại bệnh về đường tiêu hóa.
  • Nếu tình trạng tiêu chảy của của bé trở nên nặng hơn, bé bị mất nước thì mẹ có thể cho bé sử dụng dung dịch bù điện giải Oresol với hướng dẫn sau đây:

+ Trẻ dưới 2 tuổi chỉ định liều dùng 50ml/ lần, uống 2 – 3 lần/ ngày

+ Trẻ 2 – 6 tuổi uống liều 100ml/ lần và chỉ định uống 2 – 3 lần/ ngày

+ Trẻ 6 – 12 tuổi dùng 150ml/lần, ngày uống 2 – 3 lần.

*Lưu ý:

+ Sau khi pha dung dịch với nước nên uống hết trong vòng 24 giờ, nếu không uống hết thì sau 24 giờ nên bỏ đi và pha gói mới. Không được bảo quản trong tủ lạnh cho trẻ uống dần.

+ Không chia nhỏ gói thuốc để sử dụng, vì khi chia nhỏ gói pha sẽ không đảm bảo tỷ lệ chuẩn.

+ Không được đun sôi dung dịch đã pha, vì có thể làm mất các phẩm chất của thuốc, bay hơi, tăng độ thẩm thấu.

+ Chú ý tuyệt đối không được cho thêm đường, chỉ pha oresol bằng nước lọc hay nước đun sôi để nguội, không pha với sữa, nước trái cây, nước ngọt…, hoặc làm theo ý riêng của mình để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

+ Không nên mua những loại oresol pha sẵn, vì chưa biết có đảm bảo được hiệu quả bù nước và điện giải không.

Trường hợp nặng

Điều trị nhiễm trùng đường ruột ở trẻ như thế nào?

Điều trị nhiễm trùng đường ruột ở trẻ trong trường hợp nặng

Mẹ nên cho trẻ đi khám ở các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất khi trẻ có các dấu hiệu:

  • Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần (5 – 6 lần/giờ) kèm theo sốt.
  • Trẻ đi ngoài ra phân có chất nhầy lẫn máu hoặc phân toàn nước, đục.
  • Trẻ không tiểu tiện hoặc tiểu tiện rất ít.
  • Trẻ lừ đừ, vã mồ hôi, tay chân lạnh, không ăn uống được, kèm theo nôn mửa
  • Khi xuất hiện dấu hiệu như trẻ thay đổi ý thức: lơ mơ, li bì, mệt mỏi, nôn nhiều, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Với trường hợp nặng, cha mẹ nên nghe theo sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Cha mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc đau bụng hay thuốc kháng sinh, đặc biệt là với trẻ sơ sinh. Thuốc kháng sinh được sử dụng trong nhiều trường hợp mắc bệnh như ốm, sốt, cảm lạnh,… và có tác dụng điều trị tốt. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh cũng sẽ tiêu diệt một số loại lợi khuẩn có trong dạ dày, vì vậy với trẻ đang bị nhiễm trùng đường ruột, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ uống kháng sinh.

Khi phát hiện bé bị nhiễm trùng đường ruột, cha mẹ nên cho trẻ đi khám và điều trị nhanh chóng, tránh để bệnh trở nên nặng hơn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho bé. Những thông tin trong bài viết hy vọng đã cung cấp cho cha mẹ những thông tin cần thiết về nhiễm trùng đường ruột ở trẻ, để cha mẹ có thể sớm phát hiện và bảo vệ bé yêu nhé.

Tổng hợp: Ngô Ánh

TƯ VẤN MIỄN PHÍ