Điều mẹ cần biết khi trẻ bị trớ sữa khi ngủ thường xuyên

Trẻ bị trớ sữa khi ngủ nếu không được xử lý kịp thời có thể gây sặc, tắc dị vật đường thở, rất nguy hiểm, và bà mẹ cần biết cách xử trí đúng, kịp thời để giúp bé đảm bảo an toàn. Dưới đây là những điều bà mẹ cần biết khi em bé thường xuyên trớ sữa trong khi ngủ.

Nguyên nhân trẻ bị trớ sữa trong lúc ngủ

Trẻ bị trớ sữa khi ngủ là hiện tượng phổ biến ở trẻ 0 – 6 tháng tuổi. Bé có thể bị trớ 1 phần hoặc trớ toàn bộ sữa đã bú trước đó. Hiện tượng trớ sữa kéo dài, diễn ra thường xuyên sẽ khiến bà mẹ lo lắng vì những mối nguy hiểm trẻ có thể gặp phải nếu mẹ không chú ý và nguy cơ trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh trớ sữa trong lúc ngủ gồm có:

  • Do cơ quan hô hấp và tiêu hóa chưa hoàn thiện, mũi – họng hoạt động chưa đồng bộ khiến bé chưa kịp nuốt sữa đã bị trào ra ngoài.
  • Mẹ đặt bé nằm xuống ngay sau khi ăn no, sữa chưa được đưa xuống đường tiêu hóa dưới, van dạ dày thực quả chưa khép hoàn toàn và làm sữa bị trào ngược lên mũi – họng.
  • Trẻ ngủ trong lúc ăn và quên nuốt trong khi sữa vẫn tiếp tục chảy. Lúc này nếu trẻ vô tình hít thở mạnh sẽ khiến sữa bị trào vào phế – khí quản và trớ lên mũi.
  • Trẻ cũng có thể thường xuyên bị trớ khi ngủ do bị mắc các bệnh lý như tiêu chảy, đường ruột nhiễm khuẩn, tắc ruột, lồng ruột,…

Khi thấy bé bị nôn trớ nhiều trong lúc ngủ, mẹ cần chú ý theo dõi những dấu hiệu đi kèm để kịp thời đưa bé đi khám và điều trị. Đồng thời cũng cần xử lý dịch sữa bị rớ ra ngoài ngay, vừa có thể đảm bảo vệ sinh, hạn chế nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn và tắc dị vật đường thở – có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của bé.

Điều mẹ cần biết khi trẻ bị trớ sữa khi ngủ thường xuyên

Trẻ bị trớ sữa lúc ngủ thường do mẹ đặt nằm ngay sau khi bú khiến sữa trong đường tiêu hóa trên bị trào ra

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa trong lúc ngủ có sao không?

Bé thỉnh thoảng bị trớ sữa là hiện tượng sinh lý bình thường, do hệ tiêu hóa và hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện, phát triển đầy đủ, không có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của bé. Tuy nhiên, nếu bé bị trớ sữa trong lúc ngủ thì mẹ cần giúp bé làm vệ sinh ngay để tránh tình trạng bị sặc dị vật vào đường thở gây tắc nghẽn, khó thở, thậm chí có thể gây ngạt thở. Bé thường xuyên bị trớ sữa trong lúc ngủ mẹ cần chú ý theo dõi, xử lý kịp thời, hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Trẻ trớ sữa lúc ngủ thường xuyên có nguy cơ:

  • Bé bị sặc sữa lên mũi gây kích ứng mũi – họng và cặn sữa, vi khuẩn bị tích tụ lại, lâu ngày sẽ khiến trẻ bị mắc bệnh tai – mũi – họng.
  • Trẻ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất do lượng vi chất dinh dưỡng bị thất thoát ra ngoài cùng với lượng sữa bị trớ. Thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài sẽ khiến trẻ bị ảnh hưởng sức khỏe, suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và trí tuệ.
  • Trẻ thường xuyên cảm thấy khó chịu, cáu gắt, quấy khóc do không được ngủ đủ giấc cùng với mệt mỏi vì bị mất sức khi nôn trớ quá nhiều.
  • Sữa tràn vào đường thở có thể gây ngạt thở, xuất huyết não hoặc tử vong.
  • Cảnh báo bệnh lý đường tiêu hóa như tắc ruột, lồng ruột, viêm đường ruột,…

Điều mẹ cần biết khi trẻ bị trớ sữa khi ngủ thường xuyên

Trẻ bị trớ sữa trong lúc ngủ có nguy cơ bị sặc dị vật đường thở, nguy hiểm tính mạng

Điều mẹ cần biết khi trẻ bị trớ sữa khi ngủ thường xuyên

Khi trẻ thường xuyên bị trớ sữa tron lúc ngủ, mẹ cần chú ý những điều sau:

Cách sơ cứu khi trẻ bị trớ và sặc sữa trong lúc ngủ

  • Bước 1: Đánh thức và bế bé dậy theo phương thẳng đứng, đặt cổ của con lên vai mẹ để sữa trong mũi (nếu có) từ từ chảy ra ngoài đến khi hết, sau đó lấy khăn lau lau sạch miệng, mũi và những chỗ dính dịch trớ của bé.
  • Bước 2: Nếu thấy sữa trong mũi, họng không thể tự chảy ra hết thì mẹ cần dùng miệng hoặc dụng cụ hút mũi để hút và lấy tay moi dịch trớ sữa trong miệng bé ra ngoài ngay. Đây là bước rất quan trọng để tránh nguy cơ bé bị tắc dị vật đường thở có thể đe dọa tính mạng.
  • Bước 3: Sau khi hút, moi dịch trớ sữa trong mũi, họng mà vẫn chưa hết, bé vẫn chưa hô hấp bình thường trở lại mẹ cần đặt bé nằm úp lên 1 cánh tay, tay còn lại vỗ nhẹ 5 cái/lần lên lưng, lật lại để kiểm tra bé đã ọc hết sữa và hít thở bình thường hay chưa.
  • Bước 4: Sau khi thực hiện 3 bước trên mà hô hấp của bé chưa được cải thiện thì thực hiện tiếp động tác ấn ngực bằng cách đặt bé nằm ngưa, 1 tay giữ đầu, tay còn lại ấn nhẹ lên ngực giúp bé hít thở.
  • Bước 5: Đưa trẻ đi cấp cứu sau khi đã thực hiện hết những bước trên nhưng bé vẫn chưa hô hấp bình thường.

Cách phòng ngừa trớ sữa trong lúc ngủ cho trẻ sơ sinh

Nắm vững cách sơ cứu khi trẻ bị trớ và sặc sữa rất quan trọng, giúp mẹ chủ động xử lý tình huống, giảm nguy hiểm cho bé. Để an toàn hơn, mẹ cần phòng tránh tình trạng trẻ bị trớ sữa lúc ngủ bằng những cách dưới đây:

  • Cho bé bú đúng tư thế: Bế trẻ nằm cao 1 góc 30 độ, đầu – lưng – mông tạo thành 1 đường thẳng, mặt bé đối diện với bầu vú, miệng ngậm chặt núm vú để hạn chế không khí lọt vào trong lúc bú.
  • Không đặt bé nằm xuống ngay sau khi bú: Khi trẻ đã bú no mẹ nên bế con khoảng 20 phút rồi vỗ ợ hơi, đẩy hết không khí trong đường tiêu hóa ra ngoài bằng cách bế vác lên vai, vỗ nhẹ lên lưng bé cho đến khi thấy tiếng ợ hơi. Sau đó mẹ có thể đặt bé nằm xuống mà không lo con bị trớ sữa.
  • Đặt trẻ nằm đúng tư thế, đầu cao 1 góc 30 độ so với mặt giường và gối lên một chiếc gối mềm để bé cảm thấy dễ chịu cũng như hạn chế số lần bị trớ và tình trạng trẻ bị sặc sau khi trớ.

Điều mẹ cần biết khi trẻ bị trớ sữa khi ngủ thường xuyên

Kết hợp bổ sung thêm men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Cho con uống men lợi khuẩn cho trẻ nôn trớ: Men lợi khuẩn cung cấp một lượng lớn probiotics giúp hệ vi sinh đường ruột của trẻ cân bằng, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con. Điều này cũng giúp thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa và miễn dịch cho trẻ. Nhờ đó có thể cải thiện, phòng ngừa tình trạng trớ sữa khi ngủ của bé.
  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt. Bỉm cũng chỉ nên dùng loại hơi rộng 1 chút hoặc vừa size giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, ít bị trớ sữa khi ngủ hơn.
  • Nếu bé bỗng nhiên khóc thét trong khi đang bú mẹ cần dừng cho bú. Rất có thể bé đã nuốt quá nhiều không khí vào bụng và bị đầy hơi, dạ dày căng chướng.

Ngay cả khi trẻ bị trớ sữa khi ngủ do các yếu tố sinh lý thì vẫn tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe và tính mạng của trẻ sơ sinh. Khi cho con bú đêm mẹ cần theo dõi con để tránh tình trạng bé bị sặc dị vật đường thở. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho con uống men vi sinh chính hãng, được Bộ Y tế cho phép lưu hành để được đảm bảo chất lượng, giúp hệ tiêu hóa của trẻ nhanh hoàn thiện hơn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ