Điều gì xảy ra khi trẻ lười ăn rau xanh?

Rau xanh là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, bổ sung năng lượng cho trẻ và chống lại các bệnh lý mãn tính về sau. Đa phần trẻ lười ăn rau xanh do không thích hương vị của chúng. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi trẻ lười ăn rau xanh? Mẹ cần làm sao để trẻ tập ăn nhiều rau hơn trong bữa? 

Điều gì xảy ra khi trẻ lười ăn rau xanh?

Rau xanh chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sự phát triển, tăng trưởng của trẻ nhỏ như acid folic, vitamin A, vitamin C, chất xơ.. Những dưỡng chất này chủ yếu được tìm thấy trong các loại lá màu xanh đậm. Tuy nhiên trẻ cũng có thể bổ sung thêm các loại rau khác như rau có màu (cà rốt, ớt chuông vàng,…). Thành phần vitamin và khoáng chất của các loại rau là khác nhau, bởi vậy con nên ăn nhiều các loại rau củ khác nhau.

Những trẻ lười ăn rau xanh trong một thời gian dài có thể phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe như:

  • Trẻ bị táo bón: Không ăn rau dễ làm trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, trĩ, bệnh túi thừa, do rau quả có chứa xenluloza giúp làm tăng trọng lượng phân, giảm tốc độ di chuyển và giảm thời gian di chuyển của phân qua hệ tiêu hóa. Rau củ còn giàu chất xơ giúp ngăn ngừa tình trạng trẻ nhỏ bị táo bón, kích thích cơ tiêu hóa và giảm nguy cơ hình thành các túi thừa, giảm nguy cơ bị trĩ.

Điều gì xảy ra khi trẻ lười ăn rau xanh?

Trẻ có nguy cơ bị táo bón và các bệnh đường ruột khi lười ăn rau

  • Trẻ bị béo phì, thừa cân: Thay vì rau xanh, trẻ có thể ăn các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, nhiều calo và do đó có khả năng bị thừa cân và béo phì nhiều hơn.
  • Trẻ bị nhiễm trùng: Chế độ ăn uống nhiều rau củ giúp tăng cường vitamin C, vitamin E và carotenoid có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể chống lại tổn thương tế bào và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
  • Trẻ chậm tăng trưởng, phát triển kém: Trái cây và rau củ có chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng với sức khỏe, và ăn ít rau củ có thể gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Nhiều bố mẹ nghĩ tới việc mua thực phẩm bổ sung thay thế cho rau củ dành cho trẻ nhỏ, tuy nhiên rau củ cung cấp nhiều thành phần khác nhau mà các loại thực phẩm bổ sung không có. Mẹ nên tìm cách khuyến khích trẻ lười ăn rau ăn nhiều hơn, ăn bất cứ khi nào có thể để phòng tránh các bệnh đường ruột và tăng nguy cơ bị các bệnh như trên.

Bố mẹ phải làm thế nào khi thấy trẻ không chịu ăn rau?

Theo các bác sĩ dinh dưỡng thì trẻ nhỏ ở từng độ tuổi nên ăn một lượng rau như sau:

  • Trẻ từ 1-2 tuổi nên ăn 2 khẩu phần rau mỗi ngày.
  • Trẻ từ 2-3 tuổi nên ăn 2 đến 3 khẩu phần rau mỗi ngày.
  • Trẻ từ 4-8 tuổi nên ăn đủ khẩu phần rau trong mỗi bữa ăn.

Khi thấy trẻ lười ăn, bố mẹ có thể thực hiện một số biện pháp khuyến khích trẻ ăn đủ rau như sau:

  • Đa dạng hóa các cách chế biến rau xanh: Mỗi đứa trẻ có sở thích và khẩu vị khác nhau, mẹ nên chế biến các món rau củ màu sắc để hấp dẫn trẻ về thị giác, tìm hiểu sở thích của con để nấu các món rau giòn hoặc rau mềm, rau nấu chín kỹ hay không.

Điều gì xảy ra khi trẻ lười ăn rau xanh?

Đổi cách chế biến rau khác có thể kích thích trẻ hứng thú ăn hơn

  • Ghi nhớ sở thích của trẻ: Trẻ thường tránh thử bất cứ loại thức ăn nào mới, đặc biệt là những món con không hợp khẩu vị từ đầu. Không nên ép buộc và bắt trẻ ăn khi con không thích bởi làm như vậy sẽ càng khiến trẻ chán hơn.
  • Kiên nhẫn khi bé không ăn rau: Lời khuyên tốt nhất là cho trẻ ăn các loại rau khác nhau mỗi ngày mà không chỉ những loại mà trẻ thích. Nếu trẻ từ chối hoặc chỉ ăn một lượng nhỏ thì bố mẹ nên kiên trì tiếp tục, bởi trung bình trẻ cần trải qua 10-15 lần hoặc qua 20 lần tiếp xúc lặp lại trước khi con quen với thức ăn mới. Hãy thử cho trẻ ăn các món rau khác và xen kẽ từng chút một với món rau cũ cho tới khi trẻ hoàn toàn quen dần với hương vị đó.
  • Bố mẹ nên làm gương cho trẻ: Trẻ em có năng khướu bắt chước rất tốt, do đó nếu thấy bố mẹ đang ăn và thưởng thức các món ăn thì khả năng con cũng cảm thấy hứng thú với món ăn đó. Bố mẹ nên cho trẻ ăn cùng với gia đình và ăn rau để bé thấy và bắt chước ăn nhiều rau xanh.
  • Cho trẻ tiếp xúc với rau nhiều hơn: Hãy tạo cơ hội cho trẻ mua sắm hàng hóa và chuẩn bị thực phẩm bằng việc yêu cầu trẻ lựa chọn các loại rau củ, trái cây ưa thích của mình và để trẻ tham gia vào công đoạn chuẩn bị thực phẩm đơn giản như rửa rau củ quả. Từ đó sẽ khiến trẻ hứng thú, quan tâm hơn với thực phẩm này.

Trong quá trình chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, mẹ đừng quên cho trẻ uống men vi sinh đều đặn để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, đặc biệt là trẻ biếng ăn tiêu hóa kém. Các lợi khuẩn từ men vi sinh khi được bổ sung giúp ổn định và cân bằng hệ vi sinh đường ruột để từ đó giúp trẻ ngăn ngừa được các bệnh lý hệ tiêu hóa hay gặp. Duy trì cho con dùng men vi sinh thường xuyên cũng là lựa chọn tuyệt vời để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho trẻ.

Điều gì xảy ra khi trẻ lười ăn rau xanh?

Sử dụng men vi sinh chuyên biệt hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bé

Khi thấy trẻ lười ăn rau xanh, mẹ đừng quá nản lòng mà hãy kiên trì tập cho con ăn đa dạng các loại rau hơn, bởi không ăn rau trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe của bé. Hy vọng bố mẹ sẽ giúp bé tập ăn được nhiều loại rau để con nhận được nguồn dinh dưỡng dồi dào từ các loại rau củ bổ dưỡng.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ