Việc trẻ bị dị ứng thực phẩm đang là một hội chứng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Tình trạng này khiến các con khó chịu, mệt mỏi và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nếu không được phát hiện và cải thiện kịp thời. Dưới đây là các loại hạt gây dị ứng ở trẻ mẹ nên biết!
Đậu nành – loại hạt dễ gây dị ứng cho bé
Đậu nành – loại hạt gây dị ứng cho bé
Cũng giống dị ứng với sữa bò, trẻ dị ứng với sữa đậu nành thường có các triệu chứng như phát ban, thở khò khè, tiêu chảy, nôn, … do đạm đậu nành gây ra.
Một số trẻ em dị ứng với sữa bò, sau khi chuyển sang sữa đậu nành cũng vẫn xuất hiện các dấu hiệu dị ứng đó. Tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại sữa công thức thích hợp cho bé.
Vì các loại sữa này thường thành phần đạm và axit amin thủy phân. Do đó, trẻ dị ứng với đậu nành vẫn có thể an toàn với dầu nành do thành phần chứa rất ít đạm. Lecithin là chiết xuất chất béo từ đậu nành rất thấp nên thường sẽ an toàn với những người dị ứng.
Loại hạt gây dị ứng ở trẻ nhỏ: Đậu phộng
Đậu phộng – loại hạt gây dị ứng ở trẻ nhỏ
Dị ứng đậu phộng có xu hướng ít phổ biến hơn dị ứng sữa và trứng, chiếm khoảng 2,5% trẻ em bị dị ứng đậu phộng. Một số triệu chứng dị ứng đậu phộng nhẹ như bao gồm ngứa da, phát ban và các vấn đề tiêu hóa…. Tuy nhiên theo nghiên cứu, việc dị ứng đậu phộng có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất ở trẻ. Đậu phộng dễ gây phản ứng phản vệ hơn các chất gây dị ứng thông thường khác.
Hạnh nhân cũng là hạt dễ gây dị ứng cho trẻ em
Hạnh nhân cũng là hạt dễ gây dị ứng cho trẻ em
Đây là một trong những loại hạt dễ gây dị ứng cho bé mà bố mẹ cần lưu tâm. Hạnh nhân chứa axit hydrocyanic, nếu có quá nhiều chất này trong cơ thể sẽ dẫn đến các vấn đề như về thần kinh, vấn đề hô hấp và cũng có thể gây tử vong cho bé nếu được ăn không đúng cách hoặc cơ địa bé dị ứng.
Ngoài ra, hạnh nhân là loại hạt chứa nhiều vitamin E, nếu bé ăn quá nhiều có thể gây tiêu chảy, đầy hơi, mờ mắt, chóng mặt, phát ban, khó thở…
Triệu chứng trẻ ăn hạt bị dị ứng mẹ nên biết
Triệu chứng dị ứng hạt thường xuất hiện rất sớm sau khi bé ăn – thường là trong vòng 30 phút – 1h đồng hồ. Mẹ có thể tham khảo các triệu chứng dễ thấy sau đây:
Phản ứng dị ứng nặng thường có thể gây sốc phản vệ và khiến bé tử vong rất nhanh. Nếu bé khó thở/thở khò khè, bị nôn mửa hoặc tiêu chảy nặng sau khi ăn thì mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.
Một số cách khắc phục khi trẻ ăn hạt bị dị ứng
Khi thấy con xuất hiện các dấu hiệu dị ứng sau khi ăn các loại hạt trên thì bố mẹ cần nhanh trí có các biện pháp xử lý như sau:
Trước hết, dừng ngay những thực phẩm bé đang dùng, không nên tiếp tục ăn những loại thực phẩm nghi ngờ là nguyên nhân gây dị ứng. Nếu triệu chứng dị ứng của bé không thuyên giảm mà ngày càng nghiêm trọng thì nên đưa đến cơ sở y tế để được các bác sĩ điều trị bệnh kịp thời. Đối với những trường hợp nghi ngờ bị sốc phản vệ thì cần được hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
Quan trọng hơn, mẹ nên có ý thức phòng ngừa các triệu chứng dị ứng các loại hạt để bảo vệ sức khỏe cho con mình. Dưới đây là một số gợi ý:
Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé
Ngoài ra, trẻ em khi bị dị ứng thực phẩm thường có hệ tiêu hóa non nớt và dễ bị tổn thương. Do đó, để nâng cao sức khỏe tiêu hóa cho con thì các mẹ có thể cho con dùng thêm men vi sinh bổ sung lợi khuẩn. Việc tăng cường lợi khuẩn sớm cho bé giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa để duy trì ổn định chức năng đường ruột. Nhờ đó cải thiện tối ưu và hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do dị ứng thực phẩm gây ra cũng như bệnh tiêu hóa khác như tiêu chảy, táo bón…
Tổng hợp: Linh Chi