Đầy hơi ở trẻ 7 tháng tuổi: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hiện tượng đầy hơi ở trẻ 7 tháng tuổi khiến trẻ khó chịu, bú ít, ăn kém hơn bình thường. Bố mẹ hãy đọc ngay bài sau để biết nguyên nhân và cách khắc phục cho trẻ hiệu quả.

Nguyên nhân gây đầy hơi ở trẻ 7 tháng tuổi

Nguyên nhân tạo ra hiện tượng đầy hơi ở trẻ 7 tháng tuổi bố mẹ cần lưu ý gồm có:

  • Do chế độ ăn uống: Nếu khẩu phẩn ăn dặm của trẻ có nhiều thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng thì có thể khiến bé bị đầy hơi. Mẹ nên tránh cho con ăn các loại thực phẩm gây đầy hơi như bơ, đào, lê, súp lơ, bắp cải, yến mạch.. để không làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé.

Đầy hơi ở trẻ 7 tháng tuổi: Nguyên nhân và cách khắc phục

Chế độ ăn của trẻ không khoa học có thể làm cho bé bị đầy hơi chướng bụng

  • Thay đổi chế độ ăn đột ngột: Trường hợp trẻ đang bú mẹ mà đổi sang sữa công thức đột ngột cũng có thể làm bé đầy hơi khi đường ruột của bé chưa quen. Bên cạnh đó, nếu mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm cũng có thể gây rối loạn hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Do dị ứng với protein trong sữa: Hiện tượng chướng bụng kèm trào ngược, tiêu chảy, táo bón.. có thể do bé bị dị ứng đạm sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò, mẹ cần lưu ý.
  • Do không dung nạp đường lactose trong sữa: Đầy hơi chướng bụng có thể do trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa, khi cơ thể bé không có đủ enzyme lactase để tiêu thụ hết đường lactose.
  • Do bé bị trào ngược dạ dày, tiêu chảy, táo bón: Đây là dấu hiệu cho thấy các vấn đề tiêu hóa của trẻ. Cụ thể, trào ngược dạ dày xuất hiện bởi hơi dồn theo chiều ngược so với bình thường gây đầy hơi. Táo bón khiến trẻ bị ứ đọng phân và làm vi trùng sinh hơi trong đại tràng, gây khó tiêu. Còn tiêu chảy do điện giải trong cơ thể bé bị hạ thấp làm trẻ chướng bụng.
  • Do dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh khiến các lợi khuẩn bị tiêu diệt, gây mất cân bằng hệ khuẩn ruột, gây suy giảm chức năng tiêu hóa, hấp thu và miễn dịch, kèm theo tình trạng chướng bụng, tiêu chảy..
  • Một số nguyên nhân khác: Trẻ có thể bị đầy hơi chướng bụng nếu các cữ ăn, cữ bú quá gần nhau gây quá tải hệ tiêu hóa. Hoặc trẻ bị mắc hội chứng colic gây chướng bụng.

Cách khắc phục hiện tượng đầy hơi ở trẻ nhanh chóng

Để khắc phục đầy hơi chướng bụng cho bé, mẹ hãy áp dụng ngay các biện pháp như sau đây:

  • Massage bụng cho trẻ: Thực hiện các động tác massage giúp giảm lượng hơi trong dạ dày, kiểm soát tình trạng chướng bụng khó chịu của bé. Chỉ cần dùng các đầu ngón tay đặt lên bụng, sau đó xoay tròn đầu ngón tay theo chiều kim đồng hồ khoảng 8-10 lần để giảm căng chướng bụng bé. Nên thêm 1-2 giọt tinh dầu và massage để tránh ma sát nhiều.

Đầy hơi ở trẻ 7 tháng tuổi: Nguyên nhân và cách khắc phục

Massage bụng giúp bé giảm khí dư thừa, cải thiện tình trạng đầy hơi nhanh chóng

  • Uống nước ấm ngâm vỏ quýt và cam: Cho trẻ dùng nước vỏ cam, vỏ quýt để giảm tiêu chảy, ợ nóng, đầy bụng khó tiêu. Mẹ hãy phơi khô vài vỏ cam quýt, sau đó rửa sạch với nước ấm, thái mỏng và hãm trà để cho trẻ uống.
  • Uống nước lá tía tô: Lá tía tô tính ấm, giúp giải độc, hạ khí, giảm đầy hơi chướng bụng. Mẹ hãy dùng 30gr lá tía tô rửa sạch, ngâm nước muối và sau đó giã nát, vắt lấy nước cốt, hấp cách thủy cho bé uống.
  • Uống nước gừng: Gừng tính ấm, giúp chữa đầy bụng, nôn ói. Tinh chất gừng giúp giải độc, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Mẹ hãy lấy 10gr gừng đem hãm với nước sôi, lọc lấy nước, cho trẻ uống khi còn ấm.
  • Bổ sung men vi sinh: Sử dụng men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là cách hỗ trợ tiêu hóa cho bé, cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón.. trẻ có thể mắc phải trong quá trình phát triển. Bằng cách cho trẻ dùng men vi sinh đều đặn mỗi ngày, bố mẹ sẽ giúp trẻ cân bằng và ổn định hệ sinh thái đường ruột, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng hiệu quả.

Đầy hơi ở trẻ 7 tháng tuổi: Nguyên nhân và cách khắc phục

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Đầy hơi ở trẻ 7 tháng tuổi là hiện tượng phổ biến khi hệ tiêu hóa của bé còn non yếu. Bố mẹ hãy tham khảo các cách khắc phục như trên để cải thiện triệu chứng khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con, hãy cho bé đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ