Đâu là biểu hiện của trẻ biếng ăn bệnh lý, mẹ đã biết?

Trẻ biếng ăn bệnh lý không chỉ không cung cấp đủ dinh dưỡng để cơ thể phát triển đầy đủ mà còn suy làm giảm khả năng chống lại bệnh tật, kéo dài thời gian điều trị bệnh lý. Mẹ đã biết đâu là biểu hiện của trẻ biếng ăn bệnh lý?

Biếng ăn bệnh lý là gì?

Biếng ăn bệnh lý là tình trạng bé biếng ăn khi mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng, viêm tai giữa, thiếu máu,… làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Khi này cha mẹ cần cho bé đi khám và điều trị hết bệnh lý thì mới cải thiện được chứng biếng ăn.

Đâu là biểu hiện của trẻ biếng ăn bệnh lý, mẹ đã biết?

Biếng ăn bệnh lý là tình trạng trẻ lười ăn, bỏ ăn khi bị mắc các bệnh như cảm cúm, viêm tai giữa, thiếu máu

Nguyên nhân khiến bé bị biếng ăn bệnh lý gồm có:

  • Trẻ biếng ăn do mọc răng, nấm lưỡi, viêm tuyến nước bọt, áp xe lợi,…
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa gây chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, táo bón, trẻ bị tiêu chảy cũng gây biếng ăn
  • Nhiễm trùng gây cảm cúm, mệt mỏi, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường ruột, viêm dạ dày, viêm tai giữa,… Các bệnh nhiễm khuẩn cũng làm giảm lượng vitamin và khoáng chất trong cơ thể, việc sử dụng kháng sinh khi điều trị nhiễm trùng cũng là những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.
  • Tình trạng sốt, giun sán, viêm họng,… cũng khiến trẻ gặp khó khăn trong vấn dề nhai, nuốt, tiêu hóa thức ăn trở nên biếng ăn.
  • Thuốc điều trị bệnh lý, các loại dược phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất cũng có thể khiến bé biếng ăn.

Biểu hiện của trẻ biếng ăn bệnh lý

Đâu là biểu hiện của trẻ biếng ăn bệnh lý, mẹ đã biết?

Trẻ không tăng cân trong 3 tháng liên tiếp, tìm mọi cách để trốn ăn,… là dấu hiệu có thể đã mắc chứng biếng ăn bệnh lý

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa và miễn dịch chưa hoàn thiện, đồng thời có nhiều dấu mốc phát triển quan trọng, cơ thể có nhiều biến đổi từ bên trong,… là đối tượng dễ bị ốm vặt, có nhiều nguy cơ biếng ăn bệnh lý. Bé được xác định là biếng ăn bệnh lý khi có ít nhất 2 trong số những biểu hiện dưới đây:

  • Trong 3 tháng liên tiếp trẻ không tăng cân
  • Trẻ không muốn ăn, khóc lóc, tìm mọi cách để không phải ăn
  • Trẻ không chịu nhai, nuốt, ngậm thức ăn trong miệng rất lâu
  • Trẻ ăn ít hơn khoảng 1/2 so với khẩu phần ăn bình thường
  • Bữa ăn của trẻ kéo dài ít nhất 30 phút hoặc không chịu ăn hết toàn bộ thức ăn

Mặc dù vậy những biểu hiện của biếng ăn bệnh lý không khác biệt nhiều so với biếng ăn sinh lý. Cha mẹ cần chú ý theo dõi diễn biến sức khỏe và các biểu hiện của trẻ để phân biệt biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý. Nếu biếng ăn sinh lý chỉ diễn ra trong mỗi lần trẻ bước sang một giai đoạn phát triển mới.

Biếng ăn bệnh lý lại do trẻ đã mắc bệnh và cần được điều trị kịp thời để tránh biến chứng có thể xảy ra. Biến chứng nghiêm trọng nhất khi trẻ bị biếng ăn bệnh lý là rối loạn nhịp tim và mất cân bằng điện giải. Ngoài ra còn có những biến chứng khác như thiếu máu, thiếu chất, cơ thể suy nhược, chậm lớn, suy dinh dưỡng, dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, kém phát triển, chậm lớn,…

Để xác định chính xác trẻ bị biếng ăn bệnh lý hay không cha mẹ nên đưa con đi khám và thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ . Nhờ đó bác sĩ sẽ có đầy đủ căn cứ để xác định chính xác nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn và có biện pháp điều trị phù hợp, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, điều trị bệnh lý và giúp bé cảm thấy thèm ăn.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn bệnh lý?

Với trẻ lười ăn tiêu hóa kém, ba mẹ có thể kết hợp một số cách đơn giản giúp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ như:

  • Giúp trẻ tăng khẩu vị bằng cách thường xuyên thay đổi món ăn, sử dụng đa dạng thực phẩm, chế biến thành những món ăn bắt mắt, hợp khẩu vị để thu hút trẻ.
  • Khuyến khích trẻ uống nước để ngăn ngừa mất nước và rối loạn điện giải. Trẻ vẫn đang bú sữa (cả sữa mẹ và sữa công thức) mẹ nên cho con bú nhiều cữ hơn. Trẻ đã ăn dặm nên ăn thức ăn mềm, được nấu loãng và uống đủ nước. Tròng trường hợp cần thiết, bá sĩ sẽ chỉ định cho trẻ uống dung dịch oresol để bổ sung nước và chất điện giải. Cha mẹ có thể xác định trẻ đã uống đủ nước hay chưa dựa trên lượng nước tiểu và số lần đi tiểu.
  • Cho trẻ ăn mỗi khi có nhu cầu, không nhất định phải yêu cầu bé chờ đến bữa mới được ăn. Tuy nhiên khoảng cách giữa 2 bữa ăn nên để ít nhất 2 giờ để hệ tiêu hóa có đủ thời gian để chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng có trong thức ăn của bữa trước đó.
  • Cho bé ăn nhiều bữa hơn và chia nhỏ lượng thức ăn ra để rút ngắn thời gian ăn, giảm áp lực cho tâm lý và hệ tiêu hóa của trẻ. Mỗi bữa ăn chỉ nên diễn ra trong 30 phút là nhiều nhất để thức ăn không bị vữa, giảm chất lượng.
  • Cho bé ăn những món yêu thích để kích thích vị giác, trẻ cảm thấy ăn ngon miệng hơn.
  • Không ép trẻ ăn nhiều thức ăn hay ăn quá nhiều bữa, cho trẻ vừa ăn vừa chơi để ăn được nhiều hơn. Khi trẻ biếng ăn bệnh lý cha mẹ nên khuyến khích con cố gắng ăn nhiều hơn để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Ép con ăn nhiều khiến trẻ cảm thấy áp lực mỗi khi đến bữa ăn và sẽ càng trở nên biếng ăn. Cùng với đó, cho trẻ vừa chơi vừa ăn không chỉ tăng nguy cơ bé bị đau dạ dày mà còn khiến hướng vị món ăn bị mất đi.

Đâu là biểu hiện của trẻ biếng ăn bệnh lý, mẹ đã biết?

Cho trẻ biếng ăn uống men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa

  • Cho trẻ biến ăn uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé. Nhờ đó tạo tiền đề giúp con tiêu hóa tốt, miễn dịch khỏe và cải thiện tình trạng biếng ăn nhanh chóng hiệu quả.
  • Không cho trẻ uống kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Trẻ bị biếng ăn bệnh lý chỉ được uống kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, mẹ có thể cho bé uống men vi sinh trong 12 ngày đến 3 tháng để cân bằng hệ sinh thái đường ruột, tăng cường khả năng tiêu hóa và miễn dịch, hỗ trợ cải thiện chứng biếng ăn hiệu quả. Cùng với đó mẹ cũng cần chú ý cho bé bổ sung sắt, canxi, DHA, kẽm, vitamin E để cải thiện biếng ăn nhanh hơn, hiệu quả hơn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ