Dấu hiệu trẻ sơ sinh đi ngoài? Cách cải thiện hiệu quả và an toàn tại nhà cho bé

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của bé mà còn có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên điều trị bệnh đi ngoài cho bé tại nhà cũng rất dễ dàng nếu mẹ phát hiện bệnh sớm để có thể điều trị kịp thời. Dấu hiệu trẻ sơ sinh đi ngoài là gì? Cách cải thiện tại nhà cho bé như thế nào thì hiệu quả và an toàn, dễ thực hiện nhất?

Dấu hiệu trẻ sơ sinh đi ngoài

Đi ngoài ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, là bệnh tiêu hóa thường gặp ở những nước chưa phát triển, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Mỗi trẻ em dưới 5 tuổi trung bình bị đi ngoài khoảng 3 lần/năm. Những vùng không chú trọng vấn đề đảm bảo vệ sinh thì con số này cũng cao hơn rất nhiều.

Trẻ sơ sinh đi ngoài cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trẻ lười bú mẹ, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng. Cuối cùng cũng tạo thành một vòng lẩn quẩn bệnh lý phải mất nhiều thời gian, công sức điều trị và gây tốn kém cho gia đình, xã hội.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh đi ngoài? Cách cải thiện hiệu quả và an toàn tại nhà cho bé

Đi ngoài ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày

Nhận biết sớm tình trạng trẻ bị đi ngoài sẽ giúp bé được điều trị kịp thời, nhanh chóng, giảm nguy cơ biến chứng gây nguy hiểm cho trẻ. Dấu hiệu trẻ sơ sinh đi ngoài gồm có:

  • Trẻ đi ngoài nhiều hơn
  • Đi ngoài phân lỏng, chủ yếu là nước
  • Phân có bọt, dịch nhầy hoặc máu
  • Phân có mùi hôi thối nồng nặc

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài có nguy hiểm không?

Dấu hiệu trẻ sơ sinh đi ngoài? Cách cải thiện hiệu quả và an toàn tại nhà cho bé

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần sẽ khiến cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài là tình trạng phổ biến nhưng lại rất khó để có thể xác định chính xác nguyên nhân. Theo thống kê nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài phổ biến nhất gồm có:

  • Chế độ ăn của bé bị thay đổi, đặc biệt là những trẻ đang bú mẹ hoàn toàn chuyển sang uống sữa công thức hoặc ăn dặm
  • Bé sử dụng kháng sinh nhiều ngày
  • Trẻ nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng
  • Trẻ bị bệnh Crohn, viêm loét đại tràng hoặc các bệnh đường tiêu hóa mạn tính
  • Trẻ mắc hội chứng ruột kích thích
  • Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò hoặc bất dung nạp lactose

Theo BS.CKI Phạm Ngọc Nương (Trưởng Khoa Nhi – BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long): “Trẻ tiêu chảy nhiều, tốc độ đào thải phân cao nên rất dễ dẫn đến mất nước và rối loạn điện giải, rối loạn kiềm toan. Tiêu chảy sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Đặc biệt là khi bệnh gây ra bởi nhóm vi khuẩn E.coli. Loại vi khuẩn này hiện nay kháng hầu hết các loại kháng sinh mà các bệnh viện đang sử dụng. Chúng chỉ còn nhạy cảm với một số kháng sinh thế hệ mới khá đắt tiền”.

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần sẽ khiến cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải với những triệu chứng như mắt trũng sâu, khóc không có nước mắt, môi và da bị khô, da không có độ đàn hồi, trẻ ít đi tiểu, ít hoạt động hơn bình thường, nôn, sốt,… Khi trẻ bị mất nước nghiêm trọng có thể bị mất ý thức, sốc giảm thể tích, thậm chí là tử vong.

Cách cải thiện bệnh đi ngoài hiệu quả và an toàn tại nhà cho bé

Khi trẻ bị đi ngoài mẹ cần xử lý như sau:

  • Cho bé bù nhiều hơn để cung cấp thêm nước và dưỡng chất, đồng thời còn bổ sung thêm lợi khuẩn giúp hệ vi sinh đường ruột nhanh cân bằng hơn. Trong sữa mẹ cũng có chứa kháng thể giúp tăng khả năng miễn dịch cho trẻ, hỗ trợ cải thiện bệnh đi ngoài.
  • Cho bé uống dung dịch Oresol để bù nước và chất điện giải
  • Cho trẻ sơ sinh dùng men vi sinh dạng giọt để bổ sung lợi khuẩn số lượng lớn, giúp hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng cân bằng, cải thiện nhanh các triệu chứng đi ngoài. Khi hệ vi sinh của bé được cân bằng giúp duy trì ổn định hoạt động của đường ruột, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh đi ngoài? Cách cải thiện hiệu quả và an toàn tại nhà cho bé

Trẻ uống men vi sinh bổ sung probiotic hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng

  • Trẻ đã ăn dặm mẹ cho ăn các món ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo thịt nạc, cháo cà rốt, nước gạo rang, táo, chuối, sữa chua,…
  • Không cho trẻ uống nước ngọt, nước ngọt có ga, thực phẩm có chứa nhiều đường, hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất xơ, khó tiêu hóa vì chúng sẽ khiến tình trạng đi ngoài tăng nặng hơn.
  • Cho bé ăn chín uống sôi, làm sạch vật dụng, đồ chơi, không gian sống, cơ thể của bé.

Nếu dấu hiệu trẻ sơ sinh đi ngoài không thuyên giảm sau 2 ngày mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị tốt nhất. Mẹ tuyệt đối không được tự ý cho bé uống thuốc, tránh việc sử dụng sai loại thuốc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ