Dấu hiệu trẻ đi tướt? Trẻ đi tướt bao lâu thì khỏi?

Trẻ đi tướt thường kèm theo các triệu chứng như quấy khóc, sốt, ho khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên đây lại là hiện tượng bình thường với đa số trẻ. Bố mẹ hãy đọc bài sau để hiểu rõ hơn về hiện tượng này và cách chăm sóc trẻ trong thời gian con bị đi tướt!

Trẻ đi tướt là bị làm sao?

Đi tướt hay còn gọi là đi ngoài ở trẻ nhỏ, thường xuất hiện khi bé đến giai đoạn mọc răng hay tập lẫy. Trẻ đi tướt là hiện tượng khá bình thường, đánh dấu sự phát triển mới của bé.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của bé mà con có thể bị đi tướt nhiều lần một ngày. Với trẻ có sức khỏe yếu, bé có thể đi tướt ngày từ 5-7 lần. Với những trẻ bình thường thì số lần này ít hơn khoảng từ 2-3 lần một ngày.

Dấu hiệu trẻ đi tướt? Trẻ đi tướt bao lâu thì khỏi?

Trẻ đi tướt thường thấy trong giai đoạn bé mọc răng hay đang tập lẫy

Dấu hiệu trẻ đi tướt bố mẹ cần lưu ý

Thông thường, ba mẹ có thể dễ nhận biết trẻ bị đi tướt qua những dấu hiệu sau đây:

  • Tần suất trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày (khoảng 4-5 lần/ngày).
  • Phân không sống, không có lẫn dịch nhầy, không sủi bọt.
  • Phân trẻ màu vàng hơi xanh xanh hoa cà hoa cải.

Nếu trẻ bị mọc răng đi tướt thì có thể phân thành nhiều cấp độ khác nhau. Phân của trẻ có thể mềm nhưng thành khuôn, phân nát, phân lỏng hoặc có thể trong phân toàn chất lỏng. Tùy vào từng mức độ nặng nhẹ mà sẽ có cách khắc phục, điều trị khác nhau.

Dấu hiệu trẻ đi tướt? Trẻ đi tướt bao lâu thì khỏi?

Tần suất đi ngoài của bé tăng lên với phân hoa cà hoa cải khi bị đi tướt

Trẻ mọc răng đi tướt có nguy hiểm không?

Những trẻ mọc răng đi tướt thường khiến bố mẹ lo lắng bởi không biết có ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bé không. Vấn đề này mẹ không thể khẳng định đi tướt có thật sự nguy hiểm không bởi bất cứ hiện tượng bất thường nào ở trẻ mà bố mẹ không quan sát, theo dõi kịp thời cũng có thể mang lại hậu quả lớn, bởi sức đề kháng của bé còn rất yếu ớt.

Đa số trường hợp trẻ mọc răng đi tướt bố mẹ không cần quá lo lắng bởi bé vẫn sinh hoạt bỉnh thường. Một số trường hợp trẻ đi tướt nhiều kèm theo mùi hôi khó chịu hay bị ra cả dịch nhầy là do trẻ bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy, làm cho cơ thể mất nước. Bố mẹ cần đưa con tới bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa bệnh kịp thời.

Thời gian trẻ đi tướt bao lâu thì khỏi?

Nếu trẻ đi tướt là biểu hiện khi bé bị mọc răng thì tình trạng này thường diễn ra trong thời gian ngắn, khoảng 1-2 ngày trước và sau khi chiếc răng đầu tiên nhú lên. Tùy vào sức đề kháng của bé mà thời gian này có thể kéo dài hơn hay ngắn hơn vài ngày. Sau đó cơ thể trẻ sẽ hồi phục và phát triển bình thường.

Tuy nhiên nếu bé vẫn bị đi tướt trong khoảng 5 ngày hoặc nhiều hơn, có xu hướng đi ngoài nhiều lần, bị mất nước, điện giải thì cần cho trẻ đi khám ngay. Bố mẹ không nên để bé ở nhà tự chăm sóc để tránh cho con gặp tình huống xấu, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé.

Dấu hiệu trẻ đi tướt? Trẻ đi tướt bao lâu thì khỏi?

Thông thường trẻ sẽ bị đi tướt vài ngày trước hoặc sau khi bé mọc răng

Hành động bố mẹ cần làm ngày khi thấy trẻ bị đi tướt

Mặc dù bé đi tướt là hiện tượng phổ biến và không quá nguy hiểm khiến bố mẹ phải lo lắng nhưng thực tế điều này mang lại nhiều sự khó chịu và phiền toái cho trẻ. Bố mẹ cần biết những phương pháp chăm sóc bé để giúp con thoải mái hơn, cải thiện tình trạng mệt mỏi:

  • Tăng cường cho trẻ ăn các loại rau củ, trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé. Trong đó cà rốt là thực phẩm được khuyên dùng bởi có thể hỗ trợ tình trạng bé đi tướt khá hiệu quả. Mẹ có thể nấu cháo cà rốt hay hầm như cho bé. Nếu con chưa ăn dặm thì có thể hầm cà rốt lấy nước cho con.

Dấu hiệu trẻ đi tướt? Trẻ đi tướt bao lâu thì khỏi?

Cho con ăn cháo cà rốt để giảm tình trạng đi ngoài phân lỏng, bổ sung dinh dưỡng cho bé

  • Trường hợp bé bị đi tướt quá nhiều, mẹ có thể pha chút nước đường và muối cho bé uống.
  • Bổ sung cho trẻ sữa chua để tăng cường lợi khuẩn tự nhiên, hỗ trợ ổn định đường ruột của trẻ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bổ sung thêm các loại nước quả để không làm cơ thể trẻ mất nước.
  • Giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ với cách tắm cho con mỗi ngày, lau sạch mông trẻ mỗi lần đi ngoài xong.
  • Người chăm sóc bé cần rửa tay sạch sẽ khi chăm trẻ, đặc biệt là trước khi nấu ăn cho con, sau khi cho con đi vệ sinh.
  • Bên cạnh đó, với những bé có biểu hiện tiêu hóa kém, biếng ăn trong giai đoạn con mọc răng đi tướt, mẹ có thể tham khảo kết hợp dùng thêm men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ tái thiết lập cân bằng hệ sinh thái đường ruột của trẻ, bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như vi khuẩn, virus. Men vi sinh cung cấp hàm lượng lợi khuẩn dồi dào, ức chế sự sinh sôi phát triển của hại khuẩn, từ đó giảm nhanh dấu hiệu trẻ bị đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, đau bụng, khó chịu.. mà bé đang gặp phải. Từ đó giúp cải thiện vấn đề hệ tiêu hóa, để bé ăn uống ngon miệng hơn, tiêu hóa tốt hơn, nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Dấu hiệu trẻ đi tướt? Trẻ đi tướt bao lâu thì khỏi?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Lưu ý chế độ dinh dưỡng của trẻ khi bé đi tướt

Bố mẹ có thể cải thiện bữa ăn cho bé đi tướt với những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để con mau phục hồi sức khỏe.

Thực phẩm trẻ bị đi tướt nên ăn

Nếu bé đang trong độ tuổi ăn dặm, mẹ nên nấu các món ăn dễ tiêu, loãng, nhừ, bổ sung nước ép hoa quả cho bé. Một số món ăn phù hợp bổ sung cho bé đang bị đi tướt như:

  • Các thực phẩm từ yến mạch gồm các món cháo yến mạch, bột yến mạch, sữa chua có thành phần yến mạch, sữa tươi yến mạch để giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.
  • Các món ăn giàu protein và canxi như cá, thịt bò, trứng gà, thịt lợn..
  • Các loại rau lá xanh giàu vitamin và khoáng chất hỗ trợ tiêu hóa như súp lơ, cải bó xôi, khoai tây, rau cải chíp..
  • Nước dừa giúp tăng điện giải cho trẻ. Mẹ có thể thêm chút muối cho trẻ uống nhưng không nên lạm dụng. Tốt nhất nên cho trẻ uống vào buổi sáng, không uống quá 2 quả dừa/ngày.

Dấu hiệu trẻ đi tướt? Trẻ đi tướt bao lâu thì khỏi?

Bù nước và điện giải cho trẻ với nước dừa khi bé bị đi tướt mất nước

Thực phẩm trẻ bị đi tướt không nên ăn

Với những trẻ còn bú mẹ, người mẹ không nên ăn nhiều thực phẩm có chứa đường, đồ uống có ga, thức ăn thức uống có chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt để sản xuất ra dòng sữa mẹ chất lượng cho em bé bú.

Với trẻ đang ăn dặm, bố mẹ không nên sử dụng cho con các món ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa, đồ ăn cay nóng, kích thích dạ dày. Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm tanh như hải sản tôm, cá, cua, ốc..Tốt nhất bố mẹ nên thiết lập cho trẻ một chế độ ăn uống phù hợp trong khoảng thời gian con đang bị đi tướt để hỗ trợ sự phục hồi của cơ thể khi bé bị mệt mỏi, thiếu hụt chất dinh dưỡng khi đi ngoài nhiều lần.

Trẻ bị đi tướt là hiện tượng hay gặp phải khi bé đang mọc răng hoặc tập lẫy, bố mẹ không nên quá lo lắng khi thấy bé đang bị đi tướt. Bố mẹ hãy cho trẻ dùng men trị tiêu chảy giúp cải thiện tình trạng của con, phòng bệnh tái phát. Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bố mẹ đã hiểu rõ hơn về tình trạng của trẻ, biết được dấu hiệu và cách giúp trẻ mau chóng vượt qua giai đoạn này.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ