Dấu hiệu tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ và cách cải thiện

Tiêu chảy là một bệnh lý thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vậy thực chất tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ khác gì bệnh tiêu chảy thông thường. Bài viết dưới đây sẽ mách ba mẹ dấu hiệu tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ và cách cải thiện hiệu quả.

Dấu hiệu tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ là gì?

Dấu hiệu tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ và cách cải thiện

Dấu hiệu tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ là gì?

Tiêu chảy nhiễm khuẩn là bệnh do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy. Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như: trẻ có hệ miễn dịch kém, thực phẩm không đảm bảo an toàn, môi trường sống có nhiều vi khuẩn….

Các triệu chứng lâm sàng khi mắc tiêu chảy nhiễm khuẩn rất đa dạng, tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh. Một số dấu hiệu tiêu chảy nhiễm khuẩn thường gặp là:

  • Tiêu chảy do tả: bệnh khởi phát trong 24 giờ, trẻ tiêu chảy dữ dội và liên tục, thường kèm theo nôn, không sốt, phân toàn nước màu đục, không đau quặn bụng, không mót rặn.
  • Tiêu chảy do lỵ: trẻ sốt cao, tiêu chảy nhiều, trong phân lẫn nhầy máu, trẻ mót rặn, bụng đau quặn.
  • Tiêu chảy do độc tố tụ cầu: trẻ buồn nôn, không sốt, tiêu chảy nhiều lần phân lỏng toàn nước.
  • Tiêu chảy do E.coli: Tiêu chảy do E.coli sinh độc tố ruột (ETEC): trẻ không sốt, đi ngoài phân lỏng không có máu, bệnh thường tự khỏi và tiêu chảy do E.coli gây bệnh đường ruột (EIEC, EPEC, EHEC): trẻ sốt, mót rặn, phân lỏng có thể lẫn nhầy máu.
  • Tiêu chảy do Salmonella: trẻ tiêu chảy, nôn, sốt cao.

Cách cải thiện tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ

Bù nước điện giải cho bé

Dấu hiệu tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ và cách cải thiện

Bù nước điện giải cho bé

Trẻ bị tiêu chảy rất dễ bị mất nước và điện giải, thậm chí tăng nguy cơ tử vong. Vì thế cha mẹ cần bù nước cho trẻ bằng dung dịch điện giải. Gói điện giải Oresol cần phải được pha theo lượng nước quy định để tránh gây nguy hiểm cho trẻ. 

Trường hợp trẻ chưa có dấu hiệu mất nước nặng và dưới 2 tuổi thì nên uống 50 – 100ml/lần. Trẻ từ 2 tuổi trở lên uống 100 – 200ml/lần. Khi con bắt đầu có dấu hiệu bị mất nước nặng và việc bù nước bằng đường uống là không thể thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được bù nước bằng đường tĩnh mạch.

Dùng kháng sinh để cải thiện tiêu chảy nhiễm khuẩn cho bé

Để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ thì rất cần các loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, tuyệt đối mẹ không được tùy tiện cho con sử dụng các loại thuốc kháng sinh tự mua ngoài hiệu thuốc mà cần phải thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bổ sung thêm kẽm cho bé

Dấu hiệu tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ và cách cải thiện

Bổ sung thêm kẽm cho bé

Trẻ ăn dặm bị tiêu chảy nhiễm khuẩn sẽ bị đau bụng thường xuyên, sốt, mệt mỏi, chán ăn,… Vì thế, bên cạnh việc dùng thuốc kháng sinh thì bé nên được bổ sung thêm kẽm ở một liều lượng phù hợp. 

Bổ sung kẽm cho trẻ khi bị tiêu chảy nhiễm khuẩn sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, sự tăng trưởng và giảm đi ngoài hiệu quả. Tuy nhiên, cha mẹ nên nhớ không vượt quá liều lượng 10mg/ngày với trẻ dưới 6 tháng tuổi và không quá 20mg/ngày với trẻ trên 6 tháng tuổi. Và lưu ý chỉ nên bổ sung trong khoảng 10 – 14 ngày.

Dùng men vi sinh hỗ trợ cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa cho bé

Dấu hiệu tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ và cách cải thiện

Dùng men vi sinh hỗ trợ cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa cho bé

Ngoài ra, bố mẹ có thể kết hợp dùng thêm men vi sinh lợi khuẩn để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, cải thiện tiêu chảy nhiễm khuẩn nhanh chóng cho con. Bởi việc tăng cường lợi khuẩn sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột được trở về trạng thái cân bằng, ngăn ngừa sự xâm nhập của hại khuẩn cũng như làm giảm độc lực của độc tố do hại khuẩn gây ra.

Nhờ đó duy trì hiệu quả hoạt động của đường ruột, đồng thời, phương pháp này còn giúp tăng cường miễn dịch, giúp bé có sức đề kháng tốt chống chọi lại tác nhân gây hại.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ