Dấu hiệu nhận biết trẻ ngộ độc thực phẩm và những điều cần lưu ý!

Trẻ nhỏ rất dễ bị ngộ độc thực phẩm do hệ tiêu hóa còn yếu, chưa đủ sức đề kháng. Những triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường ảnh hưởng rất nặng ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết trẻ ngộ độc thực phẩm và những điều bố mẹ cần lưu ý.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ ngộ độc thực phẩm

Dấu hiệu nhận biết trẻ ngộ độc thực phẩm và những điều cần lưu ý!

Những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ.

Ngộ độc thức phẩm thường gặp ở trẻ em do hệ tiêu hóa còn non nớt, đề kháng của bé kém. Thông thường, trẻ bị ngộ độc thực phẩm có các phản ứng và triệu chứng sau khi ăn 15-30 phút. Trong một số trường hợp, các triệu chứng của bệnh có thể tồn tại hơn 24 giờ.

Thông thường, trẻ ngộ độc thực phẩm có các dấu hiệu và triệu chứng điển hình sau:

  • Trẻ bị nôn hoặc trào dịch dạ dày, nặng có thể nôn cả ra máu
  • Trẻ đau bụng dữ dội và khóc nhiều hơn.
  • Sốt có thể xảy ra sau đó, trũng mắt, môi khô.
  • Trẻ bị tiêu chảy, phân lỏng hoặc nhiều nước.
  • Bụng chướng hơi.
  • Người mệt mỏi. Thậm chí, trẻ sơ sinh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, co giật, nước tiểu ít và sẫm màu.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Bổ sung chất điện giải cho bé

Nôn mửa và tiêu chảy có thể khiến bé mất nhiều nước. Vì vậy, cha mẹ nên bù nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hoặc dùng oresol. Nếu pha oresol cho bé thì nên pha đúng cách và cho bé uống từ từ, không nên pha quá nhiều một lúc.

Đưa trẻ đến cơ sở y tế

Nếu tình trạng ngộ độc thức ăn của trẻ nghiêm trọng hơn, hoặc các phương pháp xử lý trên không hiệu quả, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín càng sớm càng tốt. Tại đây, trẻ sẽ được chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất với sự hỗ trợ của bác sĩ. Lúc này, cha mẹ cần tuân thủ các chỉ định chăm sóc của bác sĩ, cũng như các hướng dẫn pha thuốc cho trẻ hoặc các phương pháp điều trị khác.

Những lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ ngộ độc thực phẩm

Trong quá trình chăm sóc trẻ sau ngộ độc thực phẩm, cha mẹ nên:

Thay đổi chế độ ăn của bé

  • Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu.
  • Không nên ép bé ăn quá nhiều, bạn có thể để bé nghỉ ngơi và ăn từ từ hơn. Có thể chia thành nhiều bữa nhỏ để bé ăn cùng.
  • Giảm lượng thức ăn của trẻ xuống ít hơn so với khi trẻ khỏe mạnh.
  • Khi thấy bé bú bình thường trở lại, cha mẹ có thể cho bé ăn dặm như cơm, bánh.
  • Nên kết hợp thêm men vi sinh cho trẻ sơ sinh nhằm bổ sung lợi khuẩn, tăng cường hàng rào bảo vệ đường tiêu hoá của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ ngộ độc thực phẩm và những điều cần lưu ý!

Bố mẹ cần lưu ý thay đổì chế độ ăn của bé khi chăm con bị ngộ độc thực phẩm

Những lưu ý khi vệ sinh cho trẻ

  • Hạn chế tắm nước lạnh khi cơ thể trẻ còn yếu.
  • Tắm nhanh cho bé bằng nước ấm.
  • Tránh tiếp xúc nhiều với gió, giữ ấm cơ thể cho bé nhất là vùng bụng, lòng bàn chân, cổ.

Bổ sung nước cho trẻ

  • Cho em bé uống đủ lượng nước mỗi ngày
  • Bố mẹ có thể sử dụng chất điện giải thay cho nước.
  • Không cho trẻ uống nước đá, nước ngọt, nước có ga.
  • Cha mẹ cũng có thể cho trẻ uống nước trái cây để trẻ dễ uống hơn.

Đảm bảo an toàn thực phẩm

  • Cha mẹ cần đảm bảo rằng tất cả thực phẩm cung cấp cho bé đều phải sạch và an toàn.
  • Thức ăn cần được nấu chín, sơ chế và chế biến hợp vệ sinh.
  • Hạn chế ăn hải sản, những thực phẩm mang tính hàn, hoặc đồ ăn dầu mỡ khiến bé khó tiêu

Để con được nghỉ ngơi

  • Trẻ bị ngộ độc thực phẩm cần được nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, tránh hoạt động mạnh để tránh các vấn đề nghiêm trọng.
  • Cha mẹ tốt nhất nên cho bé đi ngủ sớm để đảm bảo giấc ngủ đủ giấc.
  • Hạn chế tiếng ồn làm cản trở giấc ngủ của bé.

Nên bổ sung gì khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm?

Những thực phẩm nên ưu tiên cho trẻ ăn để hồi phục sau ngộ độc

  • Các món mềm như súp, cháo, súp vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp trẻ ăn dặm thuận tiện hơn.
  • Sữa chua hoặc váng sữa hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng. Nó cũng bổ sung vi khuẩn có lợi cho cơ thể của trẻ nhỏ.
  • Rau củ quả bổ sung vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Đặc biệt, bố mẹ có thể ưu tiên cho chuối và táo.
  • Gừng nên được thêm vào một số món ăn như một loại gia vị hoặc dùng để pha nước cho trẻ để giúp giải độc hiệu quả hơn.

Ngoài những thực phẩm ưu tiên, mẹ có thể cho bé uống thêm men vi sinh nhằm bổ sung lợi khuẩn probiotic để hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa và sức đề kháng trẻ nhỏ. Từ đó, hỗ trợ cải thiện, phục hồi sức khoẻ sau khi bé bị ngộ độc và ngăn ngừa, giảm thiểu những nguy cơ dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm cho con. Bổ sung men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp hệ tiêu hóa hoàn thiện, hoạt động hiệu quả, giảm nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa cho bé.

Cho bé uống men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ

Nếu các bậc cha mẹ quan tâm và chú ý đến chế độ ăn uống hay thói quen sinh hoạt của mình thì ngộ độc thực phẩm ở trẻ em hoàn toàn có thể phòng tránh được. Mặc dù có thể tự khắc phục tình trạng ngộ độc tại nhà nhưng tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và có hướng xử lý, khắc phục tốt nhất.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ