Dấu hiệu bệnh ruột kích thích ở trẻ nhỏ, mẹ cần lưu ý!

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ nhỏ là một rối loạn chức năng đường ruột, chiếm tỷ lệ cao trong nhóm bệnh lý hậu môn, đại tràng. Vậy mẹ có biết dấu hiệu bệnh ruột kích thích ở trẻ nhỏ và cách khắc phục thế nào không?

Dấu hiệu bệnh ruột kích thích ở trẻ nhỏ, mẹ cần lưu ý

Các triệu chứng của ruột kích thích ở trẻ em dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hoa khác, tuy nhiên một số dấu hiệu dưới đây sẽ giúp mẹ dễ dàng nhận ra tình trạng của con, bố mẹ cần hết sức lưu ý:

Trẻ có triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị hội chứng ruột kích thích thường có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như:

  • Đau bụng với tần suất ít nhất 4 cơn đau/tháng, kéo dài ít nhất 2 tháng.
  • Thay đổi số lần bị đi ngoài.
  • Tính chất phân thay đổi, phân có dạng lỏng, chảy nước hay phân bị cứng, khó khăn khi đi vệ sinh.
  • Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

Đây là những dấu hiệu điển hình của hội chứng ruột kích thích và các dấu hiệu này sẽ thuyên giảm sau khi đi vệ sinh xong. Trẻ nhỏ bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, có thể lên tới 6-7 lần/ngày, phân sống, lỏng, nát hay không thành khuôn. Trẻ bị đi ngoài trầm trọng hơn khi bố mẹ cho con ăn các thực phẩm có tính kích thích như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, hải sản, đồ ăn lạ bụng..

Dấu hiệu bệnh ruột kích thích ở trẻ nhỏ, mẹ cần lưu ý!

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiện khi bị ruột kích thích

Trẻ có dấu hiệu bất thường ở bụng

Trẻ bị ruột kích thích thường quấy khóc, kêu đau bụng ở khu vực dưới rốn hoặc lan ra cả bụng. Thi thoảng mẹ có thể sờ thấy có cục cứng nổi dọc theo khung đại tràng. Mỗi khi ăn thực phẩm cay nóng, trẻ có thể bị tức bụng đầy bụng. Thậm chí cả khi đói bụng bé vẫn có thể thấy đầy hơi và chán ăn, mệt mỏi.

Ngoài 2 dấu hiệu đặc trưng của ruột kích thích như trên, trẻ bị bệnh còn có một số dấu hiệu khác như:

  • Biếng ăn, chán ăn, ăn uống không thấy ngon miệng.
  • Mệt mỏi, sút cân nhanh, gặp tình trạng suy dinh dưỡng.
  • Quấy khóc, buồn nôn hoặc bị nôn.

Cách điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ nhỏ

Tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của trẻ mà các bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn chăm sóc và cải thiện cho trẻ bị ruột kích thích như sau.

Mức độ bệnh nhẹ

  • Có các triệu chứng xảy ra không thường xuyên.
  • Trẻ bị rối loạn tâm lý ít.

Điều trị: Chưa cần sử dụng tới thuốc cho trẻ mà tập trung thay đổi lối sống, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, tránh bị căng thẳng, mệt mỏi, lo âu nhiều. Thực hiện ăn kiêng với thực phẩm phù hợp.

Dấu hiệu bệnh ruột kích thích ở trẻ nhỏ, mẹ cần lưu ý!

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học, tạo tâm lý thoải mái cho con

Mức độ bệnh trung bình

  • Các triệu chứng xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng tới việc học tập và sinh hoạt của trẻ.
  • Trẻ bị rối loạn tâm lý.

Điều trị: Kết hợp dùng thuốc điều trị triệu chứng của bệnh và thay đổi lối sống, sinh hoạt, chế độ ăn uống, tập thể dục và tạo tinh thần thoải mái, giúp trẻ thư giãn.

Mức độ bệnh nặng

  • Có các triệu chứng ruột kích thích xảy ra, đau bụng thường xuyên và nặng hơn.
  • Trẻ bị rối loạn tâm lý.

Điều trị: Kết hợp các biện pháp như với mức độ bệnh trung bình và có thể dùng thêm thuốc an thần, thuốc tâm thần tùy trường hợp.

Lưu ý cải thiện tình trạng ruột kích thích của trẻ tại nhà

Sau khi biết những dấu hiệu bệnh ruột kích thích của trẻ, mẹ có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ, nâng cao sức khỏe của con:

Xây dựng chế độ ăn phù hợp là yếu tố rất quan trọng

  • Hạn chế cho trẻ ăn hay uống đồ ăn khó tiêu, dễ gây đầy hơi chướng bụng, đồ ngọt, chất kích thích, đồ uống có ga…
  • Tránh ăn những thực phẩm để lâu ngày và bị thiu, hỏng, không đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
  • Tăng cường cho trẻ những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như các loại rau củ, trái cây tươi..
  • Bổ sung men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để ổn định sức khỏe hệ tiêu hóa, giải quyết các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa do ruột kích thích, cân bằng hệ vi sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, đồng thời hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con.

Dấu hiệu bệnh ruột kích thích ở trẻ nhỏ, mẹ cần lưu ý!

Tăng cường men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ

Thực hiện cho trẻ tập luyện, giải tỏa căng thẳng

  • Cho trẻ tập luyện thể dục, vận động mỗi ngày với các bộ môn bé thích.
  • Xoa bụng cho trẻ mỗi buổi sáng khi ngủ dậy để giúp bé đi đại tiện dễ dàng, buồn đi đại tiện.
  • Để trẻ được vui chơi thoải mái tinh thần, tránh tạo cảm giác lo âu, căng thẳng.

Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng theo đơn của bác sĩ

Sử dụng một số loại thuốc điều trị triệu chứng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua và cho con dùng. Một số thuốc có thể được kê như thuốc chống đau, giảm co thắt, thuốc chống táo bón, thuốc hỗ trợ thần kinh..

Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin về bệnh, gồm các dấu hiệu bệnh ruột kích thích và cách khắc phục cho trẻ rồi. Hy vọng bố mẹ có thể thực hiện sớm các biện pháp cải thiện tình trạng của con để bé mau khỏi bệnh, khỏe mạnh như bình thường.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ