Dấu hiệu bé bị táo bón sau cai sữa? Cách cải thiện hiệu quả?

Bé có nhiều sự thay đổi sau khi cai sữa như ngủ ít, quấy khóc, đầy bụng, đại tiện ra phân cứng, mẹ lo lắng bé bị táo bón nhưng lại không biết xác định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin về những dấu hiệu bé bị táo bón sau cai sữa.

Dấu hiệu bé bị táo bón sau cai sữa

Dấu hiệu bé bị táo bón sau cai sữa? Cách cải thiện hiệu quả?

Dấu hiệu bé bị táo bón sau cai sữa

Sau khi bé đến 12 – 36 tháng tuổi, cha mẹ thường cho bé tập cai sữa. Trong giai đoạn này, bé có sự phát triển rất nhanh về tinh thần, cũng như thể chất, bởi vậy cha mẹ cần quan tâm và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, bé có thể bị táo bón sau khi cai sữa và bắt đầu chuyển sang ăn dặm. Cha mẹ cần để ý tới các dấu hiệu trẻ nhỏ bị táo bón sau cai sữa để có những biện pháp cải thiện tình trạng táo bón cho bé.

Những biểu hiện bé bị táo bón sau cai sữa thường gặp là:

  • Tần suất đi đại tiện của bé giảm sút. Thông thường bé có thể đi đại tiện 2 – 3 lần một ngày. Tuy nhiên khi bé bị táo bón, bé có thể 2 ngày mới đi đại tiện 1 lần. Đối với hiện tượng giảm tần suất đi đại tiện ở trẻ, bố mẹ cần lưu tâm và có thể nghĩ tới trường hợp bé bị táo bón.
  • Bé đi đại tiện thấy phân bị cứng, vón cục: Ở trạng thái bình thường, phân của trẻ thường mềm, nếu cha mẹ thấy con đi đại tiện ra phân cứng, vón cục, keo dính, có khả năng bé đã bị táo bón. Trường hợp nghiêm trọng khi bé đi đại tiện ra phân có lẫn máu, nghĩa là bé bị táo bón nặng và có thể gây tổn thương tới hậu môn, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và chữa bệnh kịp thời.
  • Khi thấy bé đi đại tiện đau đớn, khó chịu, có khả năng bé đang bị táo bón.
  • Táo bón khiến trẻ không thể hấp thụ hoàn toàn các dinh dưỡng từ thức ăn được cung cấp, đồng thời không đào thải được bình thường gây nên đầy bụng, chướng hơi và gây ra cảm giác khó chịu khiến trẻ thường xuyên quấy khóc.
  • Bé bị đầy hơi, chướng bụng, sờ thấy cưng cứng. Bệnh táo bón đi kèm với các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, sẽ khiến bụng trẻ bị căng tức, cứng lại, cha mẹ có thể cảm nhận được khi sờ bụng bé.

Cách cải thiện tình trạng táo bón sau cai sữa của bé

Tắm cho bé bằng nước ấm

Dấu hiệu bé bị táo bón sau cai sữa? Cách cải thiện hiệu quả?

Tắm cho bé bằng nước ấm

Nước ấm có thể kích thích cơ vòng co bóp. Vậy nên, ba mẹ nên cho bé tắm hoặc ngâm trong bồn nước ấm khoảng 5 – 10 phút. Điều này sẽ có tác dụng khiến hậu môn bé được kích thích co bóp và thư giãn, giúp bé dễ đi vệ sinh hơn.

Massage bụng cho bé

Đối với trẻ sơ sinh khó đi ngoài, massage có thể giúp bé được thư giãn hơn, massage bụng cho bé có thể giúp các cơ ruột co bóp nhiều hơn và đẩy thức ăn nhanh hơn. Mẹ có thể massage bằng tay không cho bé bằng cách massage xoay vòng từ trong ra ngoài cho bé, hoặc sử dụng một số dầu massage cho trẻ em để tăng độ trơn trong lúc massage.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé

Với những trẻ đã ăn dặm mẹ có thể cân nhắc thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ:

  • Cho bé uống nhiều nước: Bổ sung nước sẽ khiến phân bé mềm ra và thuận lợi hơn khi bé đi vệ sinh
  • Cho bé sử dụng men vi sinh hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa: Men vi sinh chứa các lợi khuẩn tăng cường tiêu hóa sẽ giúp cải thiện đáng kể các vấn đề tiêu hóa mà con đang gặp phải, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Hàng tỉ lợi khuẩn trong men vi sinh khi đi vào cơ thể của bé sẽ nhanh chóng kích hoạt, giúp cân bằng môi trường vi sinh vật trong đường ruột của bé, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng tối ưu cho bé.

Dấu hiệu bé bị táo bón sau cai sữa? Cách cải thiện hiệu quả?

Men vi sinh có tác dụng hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng của trẻ

  • Ngoài men vi sinh, mẹ có thể cho trẻ ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn, giúp cải thiện tình trạng của bé.
  •  Mẹ nên cho bé ăn nhiều loại rau củ tươi, mọng nước, có múi: Bổ sung chất xơ từ hoa quả, rau củ cũng là một cách an toàn để cải thiện tình trạng táo bón cho bé. Mẹ có thể cho trẻ uống nước hoa quả, xay rau củ và nấu thành các món ăn khác cho bé.

Cha mẹ nên để ý đến những dấu hiệu bất thường ở trẻ, để phát hiện kịp thời và có biện pháp điều trị cho bé. Với các bé đang ăn dặm, mẹ nên xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng 3 nhóm chất: tinh bột, đạm và chất béo, đồng thời bổ sung chất xơ cho bé để giúp bé yêu dễ dàng tiêu hóa và hấp thu đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.

Tổng hợp: Ngô Ánh

TƯ VẤN MIỄN PHÍ