Khả năng miễn dịch có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì thế các bậc cha mẹ thường tìm hiểu các phương pháp hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch có hiệu quả cao hơn. Để làm được điều đó cha mẹ cần có kiến thức đầy đủ, chi tiết về hệ miễn dịch. Đặc điểm của hệ miễn dịch trẻ sơ sinh là gì? Dưới đây là những thông tin chi tiết về hệ miễn dịch, cần thiết cho mọi bậc cha mẹ.
Đường ruột là cơ quan tiêu hóa, đồng thời còn là cơ quan miễn dịch lớn nhất của cơ thể với 80% tế bào sản xuất kháng thể với rất nhiều tế bào lympho và có khoảng 2/3 số mô lympho nằm trong đường ruột. Đây cũng là cơ quan tiếp xúc với môi trường nhiều nhất thông qua thức ăn, vi khuẩn và các thành phần ngoại lai. Ước tính có khoảng 1 tấn thức ăn di chuyển qua đường ruột của người trưởng thành mỗi năm.
Hệ vi sinh đường ruột là một hệ sinh thái với rất nhiều thành phần chưa được biết tới. Số lượng vi khuẩn trong đường ruột lớn hơn số lượng tế bào trong cơ thể người với hơn 500 loại vi khuẩn. Một loại vi khuẩn có rất nhiều chủng khác nhau, và hơn 50% chủng vi khuẩn trong đường ruột vẫn chưa được các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu. Các vi khuẩn này liên tục hoán đổi với môi trường thông qua nhiều đường khác nhau, chủ yếu là tiêu thụ thực phẩm và tiếp xúc da.
Nếu tỉ lệ lợi khuẩn trong hệ sinh thái đường ruột đạt 85%, hệ vi sinh đường ruột đạt trạng thái cân bằng. Lúc này, các vi khuẩn có lợi trong đường ruột có thể tạo thành hàng rào miễn dịch ngăn ngừa tác nhân gây bệnh xâm nhập. Nếu chúng có thể vượt qua hàng rào này, lợi khuẩn cũng có thể tấn công và loại bỏ chúng bằng cách cạnh tranh thức ăn và vị trí bám dính. Những tác nhân gây bệnh còn sót lại cũng bị ức chế, không thể tiết độc tố hoặc độc tố do chúng tiết ra cũng bị kháng thể có trong đường ruột trung hòa, làm giảm độc lực và không thể gây bệnh. Có thể nói hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh chính là chìa khóa để hệ miễn dịch trẻ sơ sinh có thể hoạt động hiệu quả nhất, ngăn ngừa hầu hết bệnh lý do nhiễm trùng.
Hệ vi sinh đường ruột cân bằng là điều kiện tiên quyết cho trẻ một hệ miễn dịch khỏe mạnh
Hệ vi sinh đường ruột của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ một phần được hình thành từ cách sinh nở. Nếu sinh mổ là phương pháp sinh vô khuẩn thì sinh thường lại có thể cung cấp cho bé nhiều lợi khuẩn từ đáy chậu dính phân và từ âm đạo của mẹ. Sinh mổ khiến hệ vi sinh đường ruột của bé chậm phát triển, đồng thời làm ảnh hưởng tới các phản ứng bảo vệ miễn dịch. Đây là nguyên nhân khiến trẻ sinh mổ dễ bị nhiễm trùng, dị ứng và hen suyễn. Riêng bệnh hen suyễn có thể kéo dài từ khi trẻ còn nhỏ tới lúc trưởng thành và trong cả cuộc đời.
Phương pháp nuôi dưỡng trẻ sau sinh cũng quyết định sự đa dạng, phong phú của hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tiếp tục bú mẹ xen kẽ ăn dặm sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh nhờ được cung cấp lợi khuẩn và kháng thể IgA có trong sữa mẹ. Trong khi đó, trẻ uống sữa công thức có hệ miễn dịch yếu hơn vì trong sữa công thức hoàn toàn không chứa kháng thể và không phải loại sữa nào cũng có chứa lợi khuẩn tăng cường tiêu hóa.
Sự có mặt của lợi khuẩn trong sữa mẹ được giải thuyết là có thể hỗ trợ “chương trình hòa” hệ miễn dịch của trẻ để nhận diện các phân tử vi khuẩn đặc hiệu, hình thành phản ứng chống lại hại khuẩn – phản ứng miễn dịch đặc hiệu. Tuy nhiên những bà mẹ bị mất sữa hoàn toàn hay không đủ sữa cho con bú cần phải sử dụng sữa công thức. Không một loại sữa công thức nào có thành phần giống sữa mẹ hoàn toàn nhưng mẹ có thể chọn loại sữa có chứa lợi khuẩn hoặc kết hợp cho bé uống thêm men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé nhờ bổ sung men vi sinh
Các đặc điểm của hệ miễn dịch trẻ sơ sinh gồm có:
Hệ miễn dịch trẻ sơ sinh không đặc hiệu, phản ứng với tất cả các mầm bệnh theo cùng một phương pháp
Hệ miễn dịch đường ruột có 3 thành phần quan trọng giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và dị ứng bao gồm:
Ở trẻ sơ sinh có 3 thành phần của hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện bao gồm:
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh có quan hệ mật thiết với hệ vi sinh đường ruột, khi hệ vi sinh đường ruột cân bằng, khỏe mạnh hệ miễn dịch cũng hoạt động hiệu quả hơn nhờ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, oxy, và sản xuất đầy đủ tế bào miễn dịch. Hệ miễn dịch bẩm sinh không đặc hiệu, không có trí nhớ miễn dịch và được củng cố dần cùng với quá trình trưởng thành của trẻ thông qua phương pháp tiêm phòng và khả năng ghi nhớ sau mỗi lần tiếp xúc với mầm bệnh.