Colic – hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi

Trẻ sơ sinh khóc colic có dấu hiệu quấy khóc dữ dội cố định vào một thời điểm trong ngày, không thể dỗ nín khiến quá trình chăm sóc trở nên căng thẳng, có nhiều áp lực. Colic – hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi và những thông tin cha mẹ cần biết.

Colic – hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi là gì?

Hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi là tình trạng trẻ có sức khỏe tốt vẫn quấy khóc thường xuyên, kéo dài mà không rõ nguyên nhân. Mặc dù thuật ngữ colic là một gợi ý về nguyên nhân khiến trẻ nhũ nhi mắc hội chứng quấy khóc là do hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng. Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra nguyên nhân thật sự không hoàn toàn do sức khỏe đường ruột – hệ tiêu hóa.

Thông thường hội chứng colic xuất hiện ngay trong tháng đầu sau sinh, trẻ khóc dữ dội nhất thường ở giai đoạn 6 tuần tuổi và sẽ tự chấm dứt khi bước sang tháng thứ 4. Các cơn khóc colic xảy ra cố định tại 1 thời điểm trong ngày, thường vào buổi chiều tối hoặc ban đêm với các cơn khóc kéo dài khoảng vài phút hoặc có thể là vài giờ liên tục.

Một số trẻ gần như khóc liên tục không ngừng nghỉ, khiến miệng nuốt phải một lượng hơi lớn gây chướng bụng, đầy hơi. Trẻ mắc hội chứng quấy khóc vẫn ăn uống, tăng cân bình thường, đôi khi bị đói quá mức do quấy khóc trong một thời gian dài và không bú được.  Hội chứng quấy khóc này không liên quan đến tính cách và xu hướng phát triển tính cách của trẻ.

Colic - hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi

Hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi là tình trạng trẻ có sức khỏe tốt vẫn quấy khóc thường xuyên, kéo dài mà không rõ nguyên nhân

Đặc điểm chung của hội chứng quấy khóc hay trẻ sơ sinh khóc dạ đề gồm có:

  • Trẻ khóc thét thành từng cơn
  • Cơn khóc không thể đoán trước
  • Không thể dỗ bé nín khóc
  • Nẻ mặt của bé đau đớn
  • Cơn khóc kéo dài từ vài phút đến vài tiếng
  • Chỉ xảy ra vào chiều tối – tối – hoặc ban đêm

Nguyên nhân và khi nào trẻ mắc colic cần được đi khám?

Mặc dù các nhà khoa học vẫn không thể xác định nguyên nhân khiến bé mắc hội chứng colic nhưng đã có một số giả thuyết được đưa ra. Cụ thể gồm có:

  • Chế độ dinh dưỡng của người mẹ: Mẹ nuôi con bú ăn một số thực phẩm khiến trẻ bị dị ứng, khó chịu nên con quấy khóc. Những thực phẩm gây dị ứng được ghi nhận nhiều nhất là sữa bò, hành, sô cô la, bắp cải, súp lơ,…
  • Mẹ sử dụng chất kích thích: Những bà mẹ uống rượu, bia, hút thuốc lá, thường xuyên uống cà phê, sử dụng các loại chất kích thích có tỉ lệ con bị colic cao hơn so với những bà mẹ không hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích.
  • Trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện cấu tạo và chức năng.
  • Trẻ chưa kịp thích nghi với môi trường sống bên ngoài tử cung, hệ miễn dịch vẫn còn non nớt trong những ngày, tháng mới chào đời.

Colic - hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi

Mẹ hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích khi mang thai và nuôi con bú làm gia tăng nguy cơ khóc colic ở trẻ sơ sinh

Phần lớn hiện tượng khóc dạ đề chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên, tình trạng khóc thét không thể dỗ cũng là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm như viêm ruột thừa, phì đại môn vị,… Mẹ cần theo dõi sát sao các dấu hiệu kèm theo tình trạng khóc dữ dội của bé và đưa đi viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường.

Bé cần được đưa đến viện khi có những triệu chứng sau đây:

  • Nôn, đặc biệt là nôn ra dịch màu xanh hoặc trong chất nôn có lẫn máu, bé nôn hơn 5 lần/ngày
  • Táo bón hoặc tiêu chảy, trong phân có lẫn máu hoặc dịch nhầy
  • Sốt
  • Suy hô hấp
  • Ngủ li bì
  • Chậm, không tăng cân hoặc bị giảm cân.

Điều trị hội chứng colic ở trẻ nhũ nhi như thế nào?

Ở trẻ khỏe mạnh, ruột bị kích thích không hoàn toàn do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, tình trạng đau bụng cũng thường tự chấm dứt mà không để lại hậu quả gì. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh mắc colic có thể gây ảnh hưởng tiêu cực và mạnh mẽ đến tinh thần của cha mẹ và người thân trong gia đình, rất cần được nhanh chóng cải thiện.

Dưới đây là một số cách hỗ trợ cải thiện hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh:

  • Với trẻ quấy khóc trong khoảng vài phút đến vài chục phút: Mẹ nên ôm bé trong tay, rung lắc, đung đưa hoặc vỗ nhẹ nhàng.
  • Trẻ thích ngậm mút ti mẹ ngay cả khi đã ăn no: Nên cho bé sử dụng một chiếc ti giả bằng nhựa mềm để thay thế.
  • Trẻ bú bình trong tối đa 20 phút nên được sử dụng loại bình núm vú giả có tia sữa nhỏ, 1 chiếc ti giả hoặc cả 2.
  • Trẻ vận động, quẫy đạp không ngừng: Dùng một chiếc khăn mềm quấn chặt bé lại để bé không vùng vẫy và tự giật mình.
  • Với trẻ tiêu hóa kém, ba mẹ có thể kết hợp cho trẻ uống men vi sinh bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh. Điều này giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé. Các lợi khuẩn khi được bổ sunh giúp nhanh chóng đưa hệ vi sinh đường ruột của con về trạng thái cân bằng, giữ tiêu hóa mạnh khỏe. Đồng thời thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa và miễn dịch, phòng ngừa các vấn đề tiêu hóa khiến trẻ sơ sinh quấy khóc.

Colic - hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi

Men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và sức đề kháng cho trẻ sơ sinh

  • Rung, âm nhạc, tiếng ồn trắng (âm thanh từ máy hút bụi,máy sấy tóc, động cơ xe máy, tiếng sột soạt của quần áo,…) có thể làm giảm khóc colic ở trẻ.
  • Mệt mỏi khiến trẻ quấy khóc dữ dội hơn, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen thường xuyên đặt trẻ trong nôi cả khi đang thức để giúp bé làm quen với việc tự mình ngủ, nghỉ ngơi, không phụ thuộc vào người bế, âm nhạc, tiếng ồn trắng, bú mẹ hay ngậm vú giả,… mới có thể ngủ được. Cách làm này không chỉ giúp trẻ ngủ ngon giấc và dễ ngủ hơn còn giúp người chăm sóc cũng đỡ vất vả hơn.
  • Nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng đạm sữa bò mẹ nuôi con bú cần tránh xa sữa các loại thực phẩm làm từ sữa động vật. Nếu trẻ đang bú sữa công thức có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi sang loại sữa công thức đạm thủy phân dành riêng cho trẻ bị dị ứng đạm sữa bò.

Trên đây là những thông tin khái quát về hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi mà những bậc cha mẹ cần biết trong quá trình chăm sóc con ở giai đoạn vừa mới chào đời. Tình trạng quấy khóc do hội chứng colic sẽ tự chấm dứt sau khi trẻ được 3 tháng tuổi và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé, cha mẹ cần tránh căng thẳng để có thể chăm sóc con chu đáo và giảm mệt mỏi cho mình tốt hơn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ