Chống nôn cho trẻ sơ sinh bằng cách nào an toàn?

Nôn trớ nhiều có thể làm cho bé có hiện tượng biếng ăn, dẫn tới các triệu chứng suy dinh dưỡng, thiếu chất, mệt mỏi kéo dài. Mẹ hãy đọc ngay bài sau dể biết các biện pháp chống nôn cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả tại nhà.

Tìm hiểu về hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Đa phần trẻ sơ sinh sẽ có hiện tượng nôn trớ đặc biệt ở những tuần đầu sau khi chào đời, sau khi bé ăn no hoặc khi vặn người. Hiện tượng nôn trớ sẽ tự hết sau từ 6-24 giờ đồng hồ mà không cần thực hiện các biện pháp điều trị đặc biệt. Nếu bé khỏe mạnh và tăng cân đều thì bố mẹ không cần quá lo lắng.

Chống nôn cho trẻ sơ sinh bằng cách nào an toàn?

Trẻ có thể bị nôn trớ do nguyên nhân sinh lý hay mắc bệnh lý nào đó

Tuy nhiên nôn trớ cũng có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Nếu bố mẹ thấy con nôn trớ kèm theo các dấu hiệu sau thì cần đưa trẻ đi khám sớm:

  • Trẻ đau bụng dữ dội, quằn quại.
  • Bụng của trẻ chướng to lên.
  • Trẻ nôn trớ xong bị mất tinh thần, trạng thái lơ mơ.
  • Trẻ có hiện tượng co giật.
  • Trẻ nôn trớ liên tục và kéo dài trên 24 giờ đồng hồ.
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước như khô miệng, ít đi tiểu, khóc không có nước mắt.
  • Trẻ nôn trong bãi nôn có máu hay có màu xanh – vàng.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Thông thường có hai nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ:

  • Nôn trớ sinh lý: Do dạ dày của trẻ nằm ngang, hệ tiêu hóa chưa ổn định, cơ thắt tâm vị yếu dễ gây nôn trớ. Trẻ sẽ tự động hết nôn trớ sinh lý khi con được từ 12-18 tháng tuổi. Bé sơ sinh bị trớ sữa do rối loạn tiêu hóa, quấy khóc nhiều.. Nguyên nhân chủ yếu khiến con bị nôn trớ cũng do bố mẹ chăm sóc trẻ chưa đúng, mẹ ép bé bú nhiều nên khi ăn con có phản xạ nôn, cho trẻ bú không đúng cách..
  • Nôn trớ bệnh lý: Xảy ra nôn trớ bệnh lý khi bé gặp các bất thường như tắc ruột, xoắn ruột, hẹp phì đại môn vị, viêm nhiễm đường tiêu hóa. Lúc này sẽ có hiện tượng trẻ nôn trớ kèm chướng bụng, đau bụng, nôn và co giật… Bố mẹ cần cho con đi khám để được điều trị phù hợp.

Chống nôn cho trẻ sơ sinh bằng cách nào an toàn?

Chú ý theo dõi tình hình sức khỏe của bé khi con nôn trớ để phản ứng kịp thời

Chống nôn cho trẻ sơ sinh bằng cách nào an toàn?

Để chống nôn cho trẻ sơ sinh đúng cách, bố mẹ có thể thực hiện các cách sau đây nhằm cải thiện sớm tình trạng của con:

  • Khi cho con bú mẹ hãy cho con bú bầu vú bên trải trước lúc dạ dày con còn ít sữa, sau đó chuyển sang bú bầu bên phải khi dạ dày trẻ nhiều sữa, bế trẻ tư thế nghiêng trái. Cách bú này giúp sữa dễ dàng đi xuống và lưu lại trong dạ dày, không trào ngược ra bên ngoài. Nếu trẻ bú bình mẹ cần cầm cho đầu vú đầy sữa. Không cho con bú lúc bé đang khóc.

Chống nôn cho trẻ sơ sinh bằng cách nào an toàn?

Cho bé bú bầu ngực bên phải trước, giữ cho đầu trẻ cao hơn vị trí của dạ dày

  • Chia lượng sữa thành nhiều cữ ăn, không để bé bú quá no khiến dạ dày căng lên và dễ gây nôn trớ. Các cữ bú nên cách xa nhau với khoảng cách từ 2-4 giờ đồng hồ. Nếu mẹ đang tập cho bé ăn dặm món mới thì hãy bắt đầu cho con ăn thật ít và tăng dần lượng để thử sự thích ứng của con.
  • Nới lỏng quần áo, bỉm và mặc thoáng cho con để tránh tình trạng quần áo quá chật, quấn bỉm tã chật khiến trẻ bị nôn trớ khi thành bụng và dạ dày bị chèn ép quá mức.
  • Giữ tư thế đứng sau khi trẻ bú hoặc ăn xong, bế bé cao đầu trong ít nhất 15-20 phút và vỗ cho trẻ ợ hơi rồi cho con nằm nghiêng trái, kê gối hơi cao. Vỗ ợ hơi cho trẻ tới khi nghe thấy tiếng ợ lớn để hỗ trợ tiêu hóa cho bé.
  • Dùng probiotic cho trẻ sơ sinh thường xuyên, đều đặn với hàm lượng tiêu chuẩn sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, ổn định sức khỏe đường ruột và hỗ trợ cải thiện các dấu hiệu nôn trớ do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột. Duy trì cho con uống men vi sinh đều đặn cũng là cách tăng sức đề kháng tự nhiên cho bé tốt hơn.

Chống nôn cho trẻ sơ sinh bằng cách nào an toàn?

Tăng cường men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ sơ sinh bị nôn trớ 

Các biện pháp chống nôn cho trẻ sơ sinh như trên đã được nhiều phụ huynh áp dụng và có hiệu quả tốt với sức khỏe của bé, mẹ hãy thực hiện với em bé nhà mình để cải thiện tình trạng nôn trớ của con. Trong trường hợp trẻ bị nôn trớ kéo dài không giảm thì mẹ hãy đưa bé đi khám để biết nguyên nhân chính xác và cách điều trị dành riêng cho trẻ.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ