Cho trẻ ăn dặm sớm có sao không? Thời điểm lý tưởng nên cho trẻ ăn dặm?

Cho trẻ ăn dặm sớm có sao không? Thời điểm lý tưởng nên cho trẻ ăn dặm là lúc nào? Cùng mẹ lựa chọn thời điểm ăn dặm tốt nhất cho trẻ , giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện.

Cho trẻ ăn dặm sớm có sao không?

Rất nhiều người Việt Nam cho rằng cho trẻ ăn dặm sớm giúp bé “chắc dạ”, nhanh lớn, phát triển tốt hơn. Tuy nhiên các chuyên gia lại khuyến cáo trẻ không nên ăn dặm quá sớm vì có thể dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cho trẻ ăn dặm sớm có sao không? Thời điểm lý tưởng nên cho trẻ ăn dặm?

Trẻ không nên ăn dặm quá sớm vì có thể dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện

Một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ ăn dặm sớm mà mẹ cần biết như:

  • Theo WHO trẻ ăn dặm quá sớm sẽ bú ít sữa mẹ, không được bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển. Đồng thời còn làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh do không được bổ sung các yếu tố miễn dịch, làm tăng sức đề kháng có trong sữa mẹ.
  • Theo PGS – TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Việt Nam, trước 6 tháng tuổi hệ tiêu háo chưa phát triển hoàn toàn, chưa tiết một số các loại enzyme tiêu hóa dưỡng chất có trong thực phẩm. Trong đó điển hình nhất là enzyme amylase trong nước bọt giúp tiêu hóa tinh bột.
  • Trẻ ăn dặm sớm thường gặp các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, chướng hơi, táo bón, đi ngoài sống phân, phân có mùi chua vì hệ tiêu hóa mới chỉ hấp thụ được dưỡng chất có trong sữa. Điều này có thể khiến trẻ bị chậm lớn, giảm cân, suy dinh dưỡng, khả năng miễn dịch giảm sút.
  • Theo thống kế của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi có tỉ lệ béo phì cao ngay từ giai đoạn sơ sinh và suốt cả quãng đời sau này.

Bên cạnh đó trẻ ăn dặm sớm cũng có thể gặp 1 số nguy cơ như:

  • Trẻ bị hóc hoặc sặc thức ăn làm hô hấp khó khăn
  • Trẻ được cung cấp quá nhiều năng lượng
  • Chất lượng giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng

Thời điểm lý tưởng nên cho trẻ ăn dặm?

Cho trẻ ăn dặm sớm có sao không? Thời điểm lý tưởng nên cho trẻ ăn dặm?

Mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm khi được 6 tháng tuổi và tuyệt đối không nên cho ăn dặm trước 4 tháng tuổi

Mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm khi được 6 tháng tuổi và tuyệt đối không nên cho ăn dặm trước 4 tháng tuổi. Trong 6 tháng đầu đời sữa mẹ có thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Những dưỡng chất này ở dạng dễ hấp thụ và thành phần, hàm lượng cũng được điều chỉnh theo nhu cầu của bé. Ngoài ra, trong sữa mẹ còn có chứa probiotic giúp hệ vi sinh đường ruột của trẻ luôn khỏe mạnh, cân bằng. Nhờ đó không chỉ hệ tiêu hóa mà cả hệ miễn dịch, hệ thần kinh cũng được nâng cao khả năng hoạt động và tốc độ hoàn thiện. Mẹ nên cho trẻ bú sữa ít nhất đến khi con được tròn 24 tháng tuổi.

Từ 6 tháng tuổi trở đi bé mới có thể bắt đầu ăn dặm. Thực đơn ăn dặm của bé nên bắt đầu từ những món loãng, có vị ngọt chuyển dần sang chế độ thức ăn đặc, cứng hơn, vị mặn. Nên ăn từ một loại thức ăn sang nhiều loại thức ăn. Các bữa ăn của bé phải làm sao cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cơ bản gồm: tinh bột – protein – chất béo – chất xơ theo tỉ lệ phù hợp với từng lứa tuổi để bé có thể dễ dàng hấp thụ.

Men vi sinh giúp trẻ ăn dặm tăng cường khả năng tiêu hóa

Cho trẻ ăn dặm sớm có sao không? Thời điểm lý tưởng nên cho trẻ ăn dặm?

Men vi sinh bổ sung probiotic hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ ăn dặm 

Trẻ bắt đầu ăn dặm thường có hiện tượng bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu vì hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi với việc chuyển hóa và hấp thụ dưỡng chất từ thực phẩm. Khi cho trẻ ăn dặm mẹ nên cho bé uống men vi sinh cho trẻ chướng bụng để giúp trẻ tăng cường khả năng tiêu hóa, nhanh chóng cải thiện các vấn đề tiêu hóa phát sinh trong giai đoạn mới ăn dặm. Đồng thời men vi sinh bổ sung lợi khuẩn cũng giúp trẻ ăn ngon miệng hơn nhờ kích thích cơ thể tiết ra đầy đủ enzyme tiêu hóa cần thiết giúp hệ tiêu hóa dễ dàng phân hủy mọi loại thức ăn, chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Các chế phẩm men vi sinh có thể cung cấp một lượng lớn lợi khuẩn (tối thiểu 1 tỉ CFU lợi khuẩn), giúp hệ vi sinh đường ruột của bé cân bằng, khỏe mạnh. Nhờ đó hại khuẩn bị ngăn chặn không cho xâm nhập, các hại khuẩn có trong đường ruột cũng bị ức chế, không thể sinh sôi cũng như độc lực của độc tố mà chúng sinh ra cũng được giảm thiểu hiệu quả giúp hoạt động của hệ miễn dịch được tăng cường.

Trẻ ăn dặm sớm là nguyên nhân gây ra tình trạng miễn dịch kém, béo phì, suy dinh dưỡng, thường xuyên ốm vặt,… ở trẻ. Mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, chỉ cho bé làm quen với thức ăn dặm khi trẻ được tròn 4 tháng tuổi là sớm nhất để bé có đầy đủ điều kiện phát triển toàn diện ngay từ những ngày mới chào đời.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ