Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tiêu hóa mẹ cần bỏ túi ngay

Với trẻ em khi bị bệnh tiêu hóa thì chế độ ăn hàng ngày không chỉ cung cấp dưỡng chất mà còn giúp cải thiện bệnh hiệu quả nhanh chóng. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tiêu hóa mẹ cần bỏ túi ngay.

Các dấu hiệu trẻ bị bệnh tiêu hóa mẹ cần lưu ý

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tiêu hóa mẹ cần bỏ túi ngay

Các dấu hiệu trẻ bị bệnh tiêu hóa mẹ cần lưu ý

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ nhỏ sẽ gặp nhiều các vấn đề về đường tiêu hóa. Do vậy, bố mẹ nên nhận biết dấu hiệu ở trẻ từ sớm để xử trí kịp thời. Các dấu hiệu đó gồm:

  • Trẻ nôn trớ thường xuyên.
  • Đi ngoài phân sống, phân lỏng hoặc có chất nhầy, kèm máu, đầy bụng ở trẻ.
  • Đi ngoài phân lỏng như nước 3 lần/ngày hoặc trẻ bị táo bón.
  • Trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng do biếng ăn hoặc bú kém.
  • Đau quặn bụng đột ngột hay kéo dài trong nhiều giờ

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh tiêu hóa có thể xuất phát từ:

  • Hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa đủ mạnh để tạo hàng bảo vệ cơ thể.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
  • Sử dụng kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Dung nạp thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc do nguồn nước nhiễm khuẩn

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tiêu hóa mẹ cần bỏ túi ngay

Trẻ bị bệnh tiêu hóa nên ăn gì tốt?

Các món cháo tốt cho bé mắc bệnh tiêu hóa

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tiêu hóa mẹ cần bỏ túi ngay

Các món cháo tốt cho bé mắc bệnh tiêu hóa

Khi gặp vấn đề về đường ruột, mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm dễ tiêu, thanh đạm để xoa dịu cơn đau và ổn định tiêu hóa. Theo đó, cháo chính là món dinh dưỡng hàng đầu mẹ nên bổ sung cho bé để hồi phục sức khỏe. Trẻ bị bệnh tiêu hóa nên ăn cháo dưới đây:

  • Cháo bột: Từ 6 tháng tuổi, mẹ có thể tập ăn dặm với món cháo bột. Mẹ xay bột gạo khô rồi nấu chín thêm ít rau củ, thịt xay vào nấu cho trẻ ăn.
  • Cháo gừng: Món cháo này chỉ cần chuẩn bị gạo trắng 50g và gừng 50g. Nấu chín cháo và cho gừng vào, cho trẻ ăn nóng là được.
  • Cháo rau sam: Chuẩn bị rau sam 90g, búp ổi non 20g, hồng xiêm non 10g, gạo 30g và bột gia vị. Cho nguyên liệu trừ gạo vào nồi cùng 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước rồi bỏ bã. Gạo mẹ đem xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ.
  • Cháo hạt sen: Chuẩn bị 15g hồng xiêm non, 100g bột hạt sen, 50g bột củ mài, 20g đường phèn. Hồng xiêm giã nát sắc với 250ml nước, rồi lấy nước hồng xiêm nấu với củ mài và hạt sen cho chín. Sau đó thêm ít đường phèn ngoáy tan và cho trẻ ăn 3 lần/ ngày.

Chuối là thực phẩm tốt cho tiêu hóa của bé

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tiêu hóa mẹ cần bỏ túi ngay

 Trẻ bị bệnh tiêu hóa nên ăn chuối

Đây là một thực phẩm được xem là rất thân thiện với dạ dày, đặc biệt là ở trẻ em. Chuối có chứa nhiều enzyme cùng với hơn 11 loại khoáng chất và 6 loại vitamin nên hỗ trợ điều tiết chức năng của ruột giúp tiêu hóa tốt hơn. Mỗi ngày các mẹ chỉ cần cho trẻ ăn từ 1-2 quả chuối, bé sẽ được cung cấp đủ các khoáng chất và vitamin cần thiết đấy!

Trẻ mắc các bệnh tiêu hóa ăn sốt táo

Trong táo có chứa hàm lượng pectin và chất chống oxy hoá (quercetin và catechin) dồi dào giúp trẻ cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa, giảm táo bón cho bé hiệu quả. Tuy nhiên, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì mẹ nên cho trẻ dùng sốt táo thay vì táo tươi. Bởi vì táo được nấu chín, nhừ mềm trẻ sẽ dễ nhai, dễ tiêu hóa hơn nhiều.

Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Sữa chua chính là là đáp án lý tưởng cho câu hỏi “trẻ bị bệnh tiêu hóa nên ăn gì?”. Các vi khuẩn lên men có lợi trong sữa chua sẽ giúp trẻ cải thiện sự rối loạn ở đường ruột, cân bằng hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Cho bé uống men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tiêu hóa mẹ cần bỏ túi ngay

Cho bé uống men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa

Bên cạnh thực phẩm trên thì để cải thiện tiêu hóa nhanh chóng cho bé, mẹ có thể kết hợp cho con dùng thêm men lợi khuẩn. Việc tăng cường hàm lượng lợi khuẩn dồi dào từ men vi sinh cho con là biện pháp chăm sóc và tăng cường tiêu hóa cho bé hữu hiệu được nhiều ba mẹ tin chọn hiện nay.

Theo đó, men vi sinh có chứa hàng tỷ lợi khuẩn. Khi chúng được nạp vào cơ thể sẽ tạo một lớp hàng rào bảo vệ ở đường ruột để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại cùng tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Các lợi khuẩn có trong men vi sinh còn hỗ trợ tăng cường tiêu hóa bằng cách sản xuất ra các enzyme giúp hệ tiêu hóa hấp thu dễ dàng dinh dưỡng trong thức ăn nhanh chóng. Vì vậy, bổ sung men vi sinh cho bé là điều mẹ nên làm để cải thiện tình trạng trẻ có sức khỏe tiêu hóa kém, đồng thời nâng cao miễn dịch tối ưu.

Trẻ bị bệnh tiêu hóa không nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tiêu hóa mẹ cần bỏ túi ngay

Trẻ bị bệnh tiêu hóa không nên ăn gì?

Một trong những triệu chứng trẻ bị bệnh tiêu hóa thường thấy đó là khó tiêu, tiêu chảy, táo bón,…Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý các thực phẩm không nên cho bé ăn khi bé bị bệnh tiêu hóa:

  • Không nên cho trẻ ăn các loại đồ ăn nhanh và khó tiêu như: xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói, hamburger, sandwich,…
  • Đối với các bé bị táo bón thì mẹ cần tránh cho bé ăn các loại thức ăn giàu tinh bột như bắp, đậu và thức ăn giàu chất béo. Bởi vì những chất này làm cho phân khô và trẻ khó đi tiêu hơn.
  • Đối với trẻ bị tiêu chảy, nên tránh cho bé ăn các loại thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, kẹo và chất xơ như các loại đậu, vì chúng sẽ làm bé bị tiêu chảy nặng hơn.

Trên đây là chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tiêu hóa mà mẹ có thể tham khảo. Chúc mẹ sẽ có thêm cho mình 1 phương pháp chăm bé luôn khỏe!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ